Thái Lan phát tiền cho dân, người nghèo liền tìm mua lương thực, thực phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 25/9, Chính phủ Thái Lan bắt đầu thực hiện kế hoạch hỗ trợ ví điện tử 450 tỉ baht (gần 14 tỉ USD) cho người dân, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
Người dân mua sắm tại một khu chợ ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Bloomberg

Người dân mua sắm tại một khu chợ ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Bloomberg

Theo Reuters, khoảng 45 triệu người sẽ nhận được 10.000 baht (hơn 7,5 triệu đồng)/người theo kế hoạch phát tiền nói trên.

Giai đoạn đầu của kế hoạch sẽ cấp 10.000 baht tiền mặt cho 14,5 triệu người có thẻ phúc lợi và người khuyết tật và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng.

Kế hoạch hỗ trợ ví điện tử ban đầu được cơ cấu để phân phát tiền thông qua ứng dụng điện thoại thông minh, với số tiền chi tiêu tại cộng đồng địa phương trong vòng 6 tháng.

Hôm 3/9, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn cho hay một phần trong kế hoạch hỗ trợ này của chính phủ Thái Lan sẽ được phân phát bằng tiền mặt.

"Sẽ có nhiều biện pháp kích thích hơn và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện chính sách ví điện tử, bà Paetongtarn nhấn mạnh.

Kế hoạch phát tiền ví điện tử là một chính sách dân túy mà đảng Pheu Thai trong liên minh cầm quyền đã hứa thực hiện khi tranh cử, nhằm mục đích vực dậy nền kinh tế Thái Lan đang chững lại so với các nước trong khu vực. Chương trình do cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đề ra nhằm kích cầu, tăng chi tiêu và thúc đẩy nền kinh tế trì trệ.

Theo chương trình này, tất cả công dân Thái Lan trên 16 tuổi sẽ được nhận 10.000 baht mỗi người để mua sắm, sử dụng một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù tại địa phương trong khoảng thời gian nhất định.

Tân Thủ tướng Paetongtarn - người nhậm chức vào đầu tháng 9 - chọn ưu tiên thực hiện chương trình ví điện tử, hướng sự tập trung vào bộ phận nghèo nhất trong xã hội Thái.

Tuy nhiên, kế hoạch này bị một số nhà kinh tế chỉ trích là vô trách nhiệm về mặt tài chính. Chính phủ bác bỏ điều đó, nhưng đã phải vật lộn để tìm nguồn tài trợ.

Chương trình phát tiền mặt, cùng việc tăng chi tiêu chính phủ và động thái hỗ trợ thị trường chứng khoán của Quỹ Vayupak do Chính phủ điều hành được kỳ vọng sẽ tiếp thêm năng lượng cho nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á.

GDP của Thái Lan chỉ tăng 2,3% trong quý 2. Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan dự báo mức tăng trưởng cả năm là 2,9%, thấp hơn nhiều so với dự báo của các quốc gia thành viên ASEAN (hầu hết đều từ 5% trở lên).

Ngay trong ngày đầu tiên thực hiện kế hoạch phát tiền, báo Siamrath ghi nhận nhiều người tìm đến các cửa hàng để mua lương thực, thực phẩm, như ở tỉnh Buriram chiếm phần đông dân cư là người nghèo.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.