Tạo môi trường thuận lợi cho báo chí tác nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch tại buổi tọa đàm kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024) do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Khách sạn Pleiku vào chiều 20-6.

Tại buổi tọa đàm, đội ngũ nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí đã chia sẻ những tâm tư, đề xuất để báo chí tỉnh nhà ngày càng phát triển hơn trong thời gian tới.

Tham dự buổi tọa đàm có các đồng chí: Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh cùng đông đảo nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao các huyện, thị xã, thành phố.

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh: Đ.T

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh: Đ.T

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang và những mốc son qua 99 năm hình thành và phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Cách đây 99 năm, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập xuất bản số đầu tiên vào ngày 21-6-1925, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng-văn hóa, không ngừng trưởng thành vững mạnh về mọi mặt, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cùng với sự phát triển của báo chí cả nước, báo chí Gia Lai cũng không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng trong xu thế phát triển công nghệ số hiện nay. Bản lĩnh chính trị và tính chuyên nghiệp của đội ngũ người làm báo ngày càng được nâng cao. Các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh thể hiện rõ vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

Quang cảnh buổi tọa đàm kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh: Đ.T

Quang cảnh buổi tọa đàm kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh: Đ.T

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lê Thị Thu Hương cho hay: “Hiện có 35 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 3 cơ quan báo chí địa phương (Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Tạp chí Văn nghệ Gia Lai); 12 cơ quan báo chí có văn phòng đại diện với tổng số 52 phóng viên; 23 cơ quan báo chí cử phóng viên thường trú với 29 phóng viên và 19 cơ quan báo chí có cử phóng viên theo dõi, tác nghiệp thường xuyên.

Trong thời gian qua, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương hoạt động trên địa bàn tỉnh đã bám sát các diễn biến của đời sống xã hội, thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng và Nhà nước để tập trung vào công tác thông tin tuyên truyền. Các nhà báo, phóng viên hoạt động trên địa bàn tỉnh đã có nhiều bài viết hay, có ý nghĩa thiết thực trên các mặt đời sống xã hội, đạt giải cao trong các giải báo chí toàn quốc về công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, lãng phí; giải báo chí xây dựng Đảng, thông tin đối ngoại”.

Những năm qua, báo chí tỉnh nhà đã có những bước phát triển, thay đổi đáng ghi nhận. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch đã gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến đội ngũ nhà báo, phóng viên và những người đang công tác, hoạt động trong các cơ quan báo chí của địa phương và Trung ương đứng chân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh ghi nhận và biểu dương những đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí đối với sự phát triển của tỉnh trong thời gian qua.

Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh nhấn mạnh: Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành luôn tạo môi trường tốt nhất để các nhà báo, phóng viên tác nghiệp, tiếp cận các thông tin một cách thuận lợi nhất.

Các nhà báo, phóng viên cũng cần mạnh dạn đề xuất những khó khăn trong quá trình tác nghiệp để lãnh đạo tỉnh cũng như các sở, ngành kịp thời hỗ trợ. Đề nghị các cơ quan báo chí trong thời gian tới cần đẩy mạnh chuyển đổi số; có đầy đủ các nền tảng, trang-thiết bị và con người để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Thông tin về kết quả trên một số lĩnh vực của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024, Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành của các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền địa phương để góp phần xây dựng Gia Lai giàu đẹp, văn minh, giàu bản sắc.

Năm 2025 là dịp kỷ niệm tròn 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh mong muốn lãnh đạo các cơ quan báo chí và toàn thể đội ngũ người làm báo tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt sứ mệnh được giao, đồng hành cùng tỉnh trong công cuộc xây dựng và phát triển, đưa hoạt động của báo chí tỉnh nhà ngày càng khởi sắc.

Những ý kiến tâm huyết

Tại buổi tọa đàm, đại diện các cơ quan báo chí và các phóng viên, nhà báo đã trao đổi và chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của những người làm báo trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội hiện nay.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai Lương Văn Danh cho biết: Thời gian qua, công tác tuyên truyền của Báo Gia Lai đã đạt nhiều kết quả tích cực về chỉ số phát hành, lượt view tăng cao. Báo Gia Lai đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác báo chí. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Báo Gia Lai liên tiếp đạt giải tại Giải Báo chí quốc gia, Giải Búa liềm vàng cùng các giải báo chí do các bộ, ngành tổ chức.

Thời gian tới, Báo Gia Lai tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng đa phương tiện, đa nền tảng để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Đây cũng là thách thức đặt ra cho Báo Gia Lai trong thời gian tới. Vì vậy, Báo Gia Lai mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh trong định hướng, cung cấp thông tin nhằm nâng cao chất lượng, lan tỏa thông tin nhanh đến với bạn đọc.

Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai Lương Văn Danh chia sẻ ý kiến tại buổi tọa đàm. Ảnh: Đ.T

Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai Lương Văn Danh chia sẻ ý kiến tại buổi tọa đàm. Ảnh: Đ.T

Liên quan đến nhân lực cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Mang Yang Phạm Như Quỳnh đề xuất: Mong muốn trong thời gian tới, Hội Nhà báo tỉnh đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh có những cơ chế trong bố trí nhân sự, vị trí việc làm; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao cấp huyện để đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Hội Nhà báo tỉnh, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh cần thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí, quay phim, dựng chương trình nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ làm báo ở cơ sở.

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm cũng chia sẻ nhiều ý kiến liên quan đến chủ đề: báo chí văn nghệ trong thời đại số; báo nói, báo hình trong bối cảnh bùng nổ thông tin trên internet, mạng xã hội; báo chí thường trú đồng hành cùng tỉnh Gia Lai trong phát triển kinh tế-xã hội.

Lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” cho các hội viên. Ảnh: Đ.T

Lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” cho các hội viên. Ảnh: Đ.T

Dịp này, 9 hội viên của Hội Nhà báo tỉnh được nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam”. Hội Nhà báo tỉnh cũng đã trao quyết định kết nạp hội viên của Hội Nhà báo Việt Nam cho 10 cá nhân đang công tác trong các cơ quan báo chí của tỉnh và trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao cấp huyện.

Ghi nhận những chia sẻ tâm huyết của các cán bộ, nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lê Thị Thu Hương cho biết: Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục đồng hành với các cơ quan báo chí để kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí hoạt động đúng pháp luật, hiệu quả.

Những người làm báo cần phát huy truyền thống tốt đẹp của báo chí cách mạng Việt Nam, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tiếp tục phát huy lòng yêu nghề, “tâm sáng, lòng trong, bút sắc” để có được nhiều tác phẩm báo chí chất lượng hơn nữa trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 16-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku Trịnh Duy Thuân làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và các gia đình có công trên địa bàn TP. Pleiku.

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên thăm, chúc Tết gia đình các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh và Quân đoàn 34

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên thăm, chúc Tết gia đình các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh và Quân đoàn 34

(GLO)- Sáng 16-1, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đến thăm, chúc Tết gia đình các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân: Đảm bảo mọi người dân đều được đón Tết vui tươi, đầm ấm

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân: Đảm bảo mọi người dân đều được đón Tết vui tươi, đầm ấm

(GLO)- Ngày 14-1, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác đã đến thăm, chúc Tết tại Gia Lai. Phó Chủ tịch nước chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường các hoạt động an sinh xã hội, đảm bảo “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong dịp Tết.