Sử dụng điện “4 đúng”: Hành động nhỏ, lợi ích lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sử dụng bóng đèn led thay cho các loại bóng thông thường, ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng, chỉ mở máy điều hòa trên 26 độ C… được xem là những hành động nhỏ. Song, khi những hành động này trở thành thói quen, nhất là việc sử dụng điện “4 đúng” (đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách, đúng nhu cầu) thì mang lại lợi ích rất lớn.

Hiện Gia Lai đã bước vào mùa mưa, nhưng thời tiết nắng nóng vẫn diễn ra tại khu vực phía Đông, Đông Nam tỉnh hay khu vực biên giới. Vì vậy, việc vận động người dân sử dụng điện tiết kiệm vẫn được ngành Điện liên tục triển khai. Ông Trần Văn An (tổ 10, thị trấn Phú Thiện) cho biết: “Thiết bị tiêu thụ điện trong mùa hè nhiều nhất ở gia đình tôi lần lượt là máy điều hòa, máy giặt, tủ lạnh, bếp điện... Gia đình tôi giảm được khoảng 30% tiền điện nhờ thay thế các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm điện và được hướng dẫn cách sử dụng điện an toàn, tiết kiệm”.

Gia đình ông Trần Ngọc Cường (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa) hàng tháng cũng phải chi trả khá nhiều tiền điện cho hoạt động bơm tưới trồng rau bồ ngót. Ông Cường cho biết: “Việc bơm tưới không thể tiết kiệm bằng cách tưới ít lại, nhưng có thể điều chỉnh bằng cách không tưới vào lúc cao điểm như 5-6 giờ chiều chẳng hạn. Để tiết kiệm điện, gia đình tôi sử dụng nhiều cách. Ví dụ như khi ở nhà dưới thì tắt điện nhà trên hay khi không có mặt thì tắt quạt. Thông qua các cuộc họp, ngành Điện cũng tổ chức tuyên truyền cho bà con cách tiết kiệm điện. Tôi thấy người dân cũng đã ý thức được điều này”.

Ông Trần Ngọc Cường (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa) được nhân viên điện lực hướng dẫn cách sử dụng điện tiết kiệm. Ảnh: K.N

Ông Trần Ngọc Cường (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa) được nhân viên điện lực hướng dẫn cách sử dụng điện tiết kiệm. Ảnh: K.N

Không chỉ người dân mà các doanh nghiệp cũng đã chú trọng vấn đề sử dụng điện tiết kiệm. Ông Nguyễn Huy Linh-Phó Quản đốc Nhà máy chế biến mủ cao su thuộc Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) cho hay: “Bình quân số tiền điện Công ty chi trả mỗi tháng vào khoảng 500 triệu đồng. Để tiết kiệm điện, Công ty đã thay thế các thiết bị lạc hậu, sử dụng bóng đèn chiếu sáng tiết kiệm năng lượng hoặc tăng cường lấy ánh sáng tự nhiên bằng cách lợp những tấm tôn sáng tại nhà máy. Nhờ vậy, số tiền điện hàng tháng giảm xuống đáng kể, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất”.

Ông Hoàng Văn Mã-Giám đốc Điện lực Phú Thiện-thông tin: “Chúng tôi chỉ đạo tất cả cán bộ, nhân viên đẩy mạnh tuyên truyền về tiết kiệm điện; khuyến khích các nhân viên có sáng kiến, giải pháp mới về tiết kiệm điện. Bên cạnh đó, đơn vị còn phối hợp với chính quyền địa phương, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng điện tiết kiệm trên hệ thống loa truyền thanh, phát gần 2.000 tờ rơi và tư vấn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm cho gần 3.000 lượt khách hàng.

Nội dung tuyên truyền chủ yếu về việc lựa chọn, sử dụng các sản phẩm thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, sử dụng đèn led thay thế các thiết bị chiếu sáng tiêu hao nhiều điện năng, hoặc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời để giảm sự phụ thuộc vào điện lưới quốc gia, hạn chế sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, dùng quạt thay thế máy điều hòa khi thời tiết không quá nóng, điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh từ 26 độ C”.

Ngành điện tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: Hà Duy

Ngành điện tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: Hà Duy

Trong khi đó, ông Nguyễn Tất Hoàn-Phó Giám đốc Điện lực Mang Yang thì cho biết: “Hiện 100% thôn, làng trên địa bàn huyện đều đã có điện lưới. Tuy nhiên, việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chúng tôi phát tờ rơi hoặc tổ chức các buổi tuyên truyền tiết kiệm điện thông qua các buổi họp thôn, họp xã, thậm chí đến từng hộ gia đình. Nhờ vậy mà ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm của bà con đã được nâng lên. Thói quen sử dụng điện theo nguyên tắc “4 đúng” đã đem lại lợi ích thiết thực, không chỉ tiết kiệm chi phí hàng tháng cho mỗi gia đình, doanh nghiệp mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Công văn số 1268/UBND-CNXD về tăng cường tiết kiệm điện và đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh. Theo đó, mục tiêu đề ra là các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng tháng phấn đấu giảm 10% so với cùng kỳ; các trường học, bệnh viện, bệnh xá, trạm xá, khu điều dưỡng tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng tháng phấn đấu giảm 5% so với cùng kỳ; các đơn vị chiếu sáng công cộng áp dụng các biện pháp để tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng tháng phấn đấu giảm 50% so với cùng kỳ; các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại, tổ hợp văn phòng giảm ít nhất 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trang trí ngoài trời vào ban đêm...

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.