Sáp nhập tỉnh, thành: Chọn trung tâm hành chính - chính trị theo tiêu chí nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thực hiện sáp nhập tỉnh, thành thì trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh mới sẽ được đặt ở đâu là vấn đề được nhiều cán bộ, công chức và người dân quan tâm bởi những tác động về nơi sinh sống và làm việc.

Chọn “thủ phủ” theo tiêu chí nào?

Trong cuộc họp mới đây, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cả nước có 63 tỉnh, thành phố, với 63 trung tâm hành chính - chính trị nằm ở các vị trí trung tâm và khang trang, đẹp đẽ, thuận lợi cho việc đi lại.

Tuy nhiên, với việc giảm 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh, vấn đề đặt ra, khi sáp nhập 2 hoặc 3 tỉnh lại làm một thì trung tâm hành chính - chính trị nên được đặt ở đâu để phù hợp nhất?

Gợi mở các tiêu chí để lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị, tại cuộc họp trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.

Ngoài ra, Thủ tướng lưu ý việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là tăng cường thẩm quyền, nêu cao hơn nữa tính tự lực, tự chủ, tự cường của cấp địa phương. Tổ chức chính quyền gần dân hơn, sát dân hơn, giải quyết công việc cho dân thuận lợi hơn; mang lại lợi ích cho người dân nhiều hơn.

Qua nhiều lần chia tách, sáp nhập tỉnh, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam cho biết, lựa chọn “thủ phủ” ở đâu khi sáp nhập tỉnh luôn là vấn đề được người dân, cán bộ, công chức quan tâm bởi những tác động về nơi sinh sống, làm việc, học tập của con em.

“Nhiều cán bộ, công chức đang có nhà cửa sinh sống ổn định, nay sáp nhập tỉnh, chuyển trung tâm hành chính về nơi khác thì có khi họ cũng phải chuyển gia đình theo, dẫn đến nhiều tác động.

Do đó, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu phương án đặt trung tâm hành chính phù hợp và sớm công bố để các cán bộ, công chức biết để sắp xếp nơi sinh sống cho phù hợp”, ông Túc nói.

Một nguyên lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, việc đặt trung tâm hành chính - chính trị ở đâu thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, của địa phương trên cơ sở sự đồng thuận của người dân, chứ pháp luật không có quy định cụ thể về vấn đề này.

Qua nhiều lần sáp nhập, chia tách tỉnh, vị lãnh đạo này cho biết, hầu hết các địa phương đều lựa chọn khu vực trung tâm về địa lý, thuận lợi về giao thông, có giá trị về lịch sử để đặt trung tâm hành chính - chính trị. Trường hợp hai tỉnh sáp nhập lại làm một thì có thể chọn trung tâm hành chính của một tỉnh cũ làm “thủ phủ”, nếu khu vực đó đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất.

“Việc lựa chọn trụ sở cũ của một địa phương làm trung tâm hành chính - chính trị cho tỉnh mới sẽ giúp tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có, tránh phải xây dựng trụ sở mới, tiết kiệm được nguồn lực đáng kể để đầu tư vào các lĩnh vực khác”, ông nói.

Tuy nhiên, theo ông cũng có thể lựa chọn một vị trí hoàn toàn mới để đặt trung tâm hành chính, đáp ứng với yêu cầu phát triển và phù hợp với điều kiện, không gian, mục tiêu phát triển sau khi sáp nhập.

Nên ở khu vực trung tâm

Trao đổi với Tiền Phong về vấn đề này, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng, trường hợp 2 hoặc 3 tỉnh sáp nhập với nhau, không nhất thiết cứ phải chọn “thủ phủ” của tỉnh lớn làm nơi đặt trung tâm hành chính - chính trị cho tỉnh mới.

Ngược lại, cũng không phải vì mục tiêu “kéo” địa phương nhỏ phát triển mà chọn nơi đó làm “thủ phủ”. Theo ông, các tiêu chí quan trọng để lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị khi các tỉnh được sáp nhập lại với nhau là: vị trí địa lý ở khu vực trung tâm, cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện, lịch sử văn hóa… và hiện trạng trụ sở của các tỉnh, thành.

Tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, ngày 11/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.

Trong các tiêu chí, tiêu chuẩn trên, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, vị trí địa lý là một trong những tiêu chí quan trọng để lựa chọn làm trung tâm hành chính - chính trị.

Khu vực này phải ở ví trí trung tâm nằm ở giữa các tỉnh được sáp nhập lại với nhau, bảo đảm đi lại thuận tiện bằng đường bộ, đường sắt và hàng không. Tiếp đến phải xem xét đến hiện trạng trụ sở của các tỉnh, thành hiện tại như thế nào.

Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam lưu ý, khi lựa chọn nơi đặt trung tâm hành chính - chính trị phải tính đến giá trị lịch sử, văn hóa để vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển, vừa bảo đảm tính kế thừa và sự phù hợp.

Trung tâm hành chính công tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được xây dựng khang trang, hiện đại
Trung tâm hành chính công tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được xây dựng khang trang, hiện đại

Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, phần lớn trung tâm hành chính - chính trị của các tỉnh hiện nay nằm ở các khu vực trung tâm tỉnh lỵ, thuộc quận trung tâm, hoặc khu vực thành phố, thị xã,… thuận lợi cho việc đi lại.

Tuy nhiên, cũng có những tỉnh, thành do yếu tố lịch sử để lại nên trung tâm hành chính - chính trị nằm ở khu vực đông đúc, không thuận tiện cho việc đi lại, cũng như sự phát triển.

Do đó, khi nghiên cứu phương án lựa chọn “thủ phủ” khi sáp nhập tỉnh, không nhất thiết cứ phải chọn trung tâm hành chính - chính trị ở tỉnh lớn hoặc tỉnh nhỏ, mà phải căn cứ vào những yêu cầu của sự phát triển khi thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy.

Động lực phát triển kinh tế đô thị

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, nhiều chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn “thủ phủ” trước hết nên căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch phát triển vùng.

Các quy hoạch này đã định hướng rõ về tổ chức không gian phát triển của vùng, cũng như các địa phương. Trong đó nêu rõ, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao và các tiềm năng, lợi thế khác cho phát triển để hình thành vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

“Lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh khi thực hiện sáp nhập, không nhất thiết cứ phải chọn trung tâm hành chính - chính trị ở tỉnh lớn hoặc tỉnh nhỏ, mà phải căn cứ vào những yêu cầu của sự phát triển”.

Ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội

Cùng quan điểm này, ông Nghiêm cho hay, quy hoạch tổng thể quốc gia đã phân cả nước làm 6 vùng kinh tế. Trong 6 vùng kinh tế đó đã xác định khu vực nào là khu vực trung tâm, là động lực, cực tăng trưởng kinh tế quan trọng nhất.

Do đó, có thể căn cứ vào các bản quy hoạch đó để xem xét lựa chọn “thủ phủ”, đồng thời cũng phải căn cứ vào loại đô thị và tiêu chí, tiêu chuẩn về phân loại đơn vị hành chính và yêu cầu phát triển đô thị để lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị khi sáp nhập tỉnh.

Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương
Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương

Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng, không nhất thiết cứ phải lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh cũ mà trong tương lai hoàn toàn có thể nghiên cứu để lựa chọn một khu vực mới, đáp ứng được yêu cầu và mục đích đặt ra, tạo động lực mới cho sự phát triển.

“Đây cũng có thể là cơ hội để nghiên cứu quy hoạch trung tâm hành chính - chính trị mới với tầm nhìn xa hơn, dài hơn để từ đó kích thích sự phát triển của một vùng đất mới, hiện đại, thu hút người dân đến sinh sống và làm việc”, ông Chính nói.

Theo VĂN KIÊN (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Thái Thanh Bình thăm, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách

Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Thái Thanh Bình thăm, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách

(GLO)- Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), ngày 24-7, đồng chí Thái Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy đến thăm, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Bá (100 tuổi, ở thôn Liên Hội) và thương binh Trần Thị Loan (ở thôn Phú Khương, xã Ân Tường).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế thăm, tặng quà người có công tại xã Bình Phú, Bình An, Tây Sơn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế thăm, tặng quà người có công tại xã Bình Phú, Bình An, Tây Sơn

(GLO)- Chiều 24-7, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Hữu Quế - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn, đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025).

Vụ ô tô tải vận chuyển heo nghi nhiễm bệnh ở Gia Lai: Tiêu hủy toàn bộ số heo trên xe

Vụ ô tô tải vận chuyển heo nghi nhiễm bệnh ở Gia Lai: Tiêu hủy toàn bộ số heo trên xe

(GLO)- Ngày 24-7, ông Huỳnh Ngọc Diệp-Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) cho biết, đến chiều tối 23-7, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng tiêu hủy toàn bộ số heo nghi nhiễm bệnh dịch tả heo Châu Phi do ô tô tải 36H-044.36 vận chuyển.

Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Thị Tố Hải thăm, tặng quà các gia đình có công

Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Thị Tố Hải thăm, tặng quà các gia đình có công

(GLO)- Ngày 23-7, đồng chí Phạm Thị Tố Hải- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai đã đến thăm, tặng quà các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025)

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt thăm, tặng quà các gia đình chính sách

(GLO)- Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947–27/7/2025), chiều 23-7, đồng chí Trương Văn Đạt- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu tại một số xã khu vực phía Đông của tỉnh.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai Phạm Huy Toàn hỏi thăm sức khỏe gia đình bà Trần Thị Thanh ở xã Pờ Tó

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai thăm, tặng quà gia đình chính sách

(GLO)- Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 23-7, đoàn công tác do Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai Phạm Huy Toàn làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quy Nhơn và Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc-Nguyễn Tất Thành

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quy Nhơn và Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc-Nguyễn Tất Thành

(GLO)- Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 23-7, đồng chí Hồ Đức Phớc-Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quy Nhơn và Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc-Nguyễn Tất Thành.

Gia Lai: Hỗ trợ điều kiện đi lại và làm việc đối với cán bộ ở xa trong 2 năm

Gia Lai: Hỗ trợ điều kiện đi lại và làm việc đối với cán bộ ở xa trong 2 năm

(GLO)- Chiều 22-7, Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XII đã thông qua Nghị quyết Quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai bị tác động, ảnh hưởng của việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.

null