Sáp nhập một số tỉnh để mở rộng không gian phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sắp xếp lại một số đơn vị cấp tỉnh, cơ cấu lại mô hình tổ chức chính quyền ở địa phương trong giai đoạn mới là bước đi tất yếu tiếp theo, nhằm bảo đảm đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương.

thu-tuc-sap-nhap-cong-ty-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao-min.jpg

Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa ban hành Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Chủ trương này được xem là đúng đắn, khoa học, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước.

Chủ trương sắp xếp tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị đang nhận được sự đồng tình hưởng ứng cao của xã hội. Bởi đây được xác định là cơ hội để bộ máy quản lý, điều hành đất nước được sắp xếp lại theo hướng gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả; tổ chức lại không gian phát triển quốc gia ở cấp địa phương, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong những năm tới.

Kết luận số 127-KL/TW được ban hành ngay sau khi chúng ta cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn các ban Đảng, bộ máy của Quốc hội, Chính phủ, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương. Những hồ nghi ban đầu đã nhanh chóng nhường chỗ cho sự đồng thuận của xã hội, khi cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy được triển khai “thông đồng bén giọt”. Chỉ trong mấy tháng, bộ máy các cơ quan trung ương sau sắp xếp đã gọn hơn, rõ chức năng nhiệm vụ, rõ trách nhiệm của người điều hành hơn.

Vì vậy, sắp xếp lại một số đơn vị cấp tỉnh, cơ cấu lại mô hình tổ chức chính quyền ở địa phương khi những mô hình này không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước trong giai đoạn mới là bước đi tất yếu tiếp theo, nhằm bảo đảm đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh có quy mô nhỏ về diện tích, dân số, hết dư địa phát triển trong lúc này là một yêu cầu khách quan. Nhất là khi phương thức quản lý đã có những bước chuyển mới, với sự hỗ trợ tích cực của hạ tầng giao thông hiện đại, khoa học công nghệ tiên tiến, công cuộc chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Việc giảm tầng nấc trung gian ở cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh không chỉ giúp bộ máy bớt cồng kềnh, bớt chồng chéo chức năng nhiệm vụ, để chính quyền cấp trên gần dân, sát việc hơn, mà quan trọng là đất nước sẽ có các đơn vị hành chính lớn hơn, địa bàn ít bị chia cắt, không gian phát triển được mở rộng, dư địa phát triển nhiều hơn.

Ngoài các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích, việc sáp nhập một số tỉnh còn là kết quả của sự cân nhắc kỹ lưỡng về quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng miền, địa phương cùng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu định hướng phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Dĩ nhiên là những ưu tư, lo lắng khi sáp nhập các địa phương từ tên gọi mới sau khi sáp nhập thế nào cho thuận tiện, phản ánh được bản sắc địa phương, đến việc trung tâm hành chính sẽ đóng chỗ nào, nguồn lực đầu tư cho phát triển sẽ được phân bổ ra sao… đảm bảo mục tiêu sau khi sáp nhập, đơn vị hành chính sẽ phát triển hơn trước… tất cả phải được tính toán, cân nhắc thận trọng.

Tinh gọn bộ máy hành chính, giảm tầng nấc trung gian sẽ giúp tiết kiệm chi phí quản lý hành chính. Tuy nhiên, đó chưa phải là mục tiêu cao nhất của cuộc cách mạng này. Điều quan trọng hơn là nguồn lực quốc gia (vốn, tài nguyên, nhân lực…) sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, phục vụ trực tiếp cho yêu cầu phát triển đất nước.

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển đất nước giàu mạnh, thịnh vượng, hạnh phúc với quy mô nền kinh tế tăng trưởng hướng đến 2 con số. Mục tiêu ấy đang đặt ra trách nhiệm rất nặng nề, đòi hỏi cần phải quyết liệt thay đổi nhận thức và cách làm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy điều hành đất nước. Cán bộ, đảng viên và người dân cả nước đang kỳ vọng rất lớn vào cuộc cách mạng cải cách tổ chức bộ máy hệ thống chính trị lần này sẽ tạo đà bứt phá để đất nước tiếp tục tiến về phía trước.

Có thể bạn quan tâm

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, các địa phương trên cả nước đang gấp rút sắp xếp đơn vị cấp cơ sở và sáp nhập tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương.