Rùa biển quý hiếm tiếp tục đẻ trứng ở Khu bảo tồn biển Hòn Cau

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo các nhân viên Khu bảo tồn biển Hòn Cau (H.Tuy Phong, Bình Thuận), rạng sáng 26.8, sau nhiều lần bò lên bờ, một con rùa biển quý hiếm đã đẻ 75 trứng trên bãi cát ở đảo Hòn Cau.

Con rùa biển (còn gọi con vích) ở Hòn Cau rạng sáng nay có tên khoa học là Chelonia mydas, đây là loài rùa biển quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Sau 4 lần bò lên bãi cát đã đẻ thành công ổ trứng 75 quả vào rạng sáng nay 26.8.

Theo các nhân viên bảo tồn rùa ở Hòn Cau, con rùa này dài 97cm, nặng hơn 70 kg bò lên đảo Hòn Cau nhiều lần.

Ổ trứng rùa biển quý hiếm đẻ trên bãi cát ở Hòn Cau rạng sáng 26.8

Ổ trứng rùa biển quý hiếm đẻ trên bãi cát ở Hòn Cau rạng sáng 26.8

Sáng 26.8, các nhân viên Khu bảo tồn biển Hòn Cau và các tình nguyện viên bảo vệ rùa biển đã thu gom trứng, đưa về bãi ấp được bảo vệ nghiêm ngặt ở Trạm tuần tra kiểm soát trên đảo, chờ ngày rùa nở.

Rùa lên đảo đẻ trứng được các tình nguyện viên bảo vệ nghiêm ngặt

Rùa lên đảo đẻ trứng được các tình nguyện viên bảo vệ nghiêm ngặt

Đây là lần thứ hai trong năm 2024, rùa biển quý hiếm lên đảo Hòn Cau đẻ trứng. Đầu tháng 8, một con rùa biển khác cũng vào bãi Tràng Dão đẻ gần 80 trứng.

Tại đảo Hòn Cau, trứng rùa biển đẻ ra được đưa về bãi ấp, có nhân viên và đội tình nguyện viên túc trực đảm bảo an toàn để nhân giống rùa quý hiếm.

Rùa biển này có tên khoa học là Chelonia mydas, một loài rùa đặc biệt quý hiếm

Rùa biển này có tên khoa học là Chelonia mydas, một loài rùa đặc biệt quý hiếm

Sau khi trứng nở thành rùa con, các tình nguyện viên ở đảo Hòn Cau lại tổ chức thả rùa về lại môi trường tự nhiên để bảo tồn đa dạng sinh học.

Khu bảo tồn biển Hòn Cau được UBND tỉnh Bình Thuận thành lập từ năm 2010. Đây là khu bảo tồn loài, sinh cảnh cấp tỉnh với tổng diện tích 12.500 ha thuộc phạm vi 3 xã Phước Thể, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân thuộc H.Tuy Phong, Bình Thuận.

Theo Quế Hà (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.