Ra mắt mô hình "Thôn phụ nữ kiểu mẫu" và nhân rộng đề án giảm thiểu tảo hôn tại huyện Ia Pa, Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 24-8, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Ma Rơn ra mắt mô hình "Thôn phụ nữ kiểu mẫu" tại thôn Hlin 1. Cùng ngày, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025” huyện Kbang tổ chức ra mắt mô hình điểm nhân rộng Đề án tại xã Tơ Tung, giai đoạn 2023-2025.

Thôn Hlin 1 hiện có 232 hội viên phụ nữ, gần 100% là đồng bào dân tộc thiểu số. Mô hình "Thôn phụ nữ kiểu mẫu" nhằm tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và người dân tại thôn Hlil 1 tích cực tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn trật tự, an ninh nông thôn gắn với phong trào “Phụ nữ Ia Ma Rơn tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới".

Ban chủ nhiệm mô hình tại lễ ra mắt. Ảnh: Mai Linh
Ban chủ nhiệm mô hình tại lễ ra mắt. Ảnh: Mai Linh

Theo quyết định thành lập,“Thôn phụ nữ kiểu mẫu” Hlin 1 có Ban chủ nhiệm gồm 12 thành viên do Bí thư Chi bộ thôn Trịnh Hồng Trọng làm chủ nhiệm.

Dịp này, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã tặng 1 suất quà (500.000 đồng/suất) cho em nhỏ Hội đang đỡ đầu; tặng 5 suất quà cho hội viên phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn (300.000 đồng/suất).

· Ngày 24-8, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025” huyện Kbang tổ chức ra mắt mô hình điểm nhân rộng Đề án tại xã Tơ Tung giai đoạn 2023-2025.

Ban chủ nhiệm mô hình điểm ra mắt tại buổi lễ. Ảnh: Hồng Hạnh

Ban chủ nhiệm mô hình điểm ra mắt tại buổi lễ. Ảnh: Hồng Hạnh

Mô hình được thành lập nhằm mục đích làm giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn xã. Mục tiêu cụ thể nhằm tăng cường sự cam kết của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội và những người có uy tín trong việc tham gia thực hiện các hoạt động của mô hình; tăng cường hiểu biết, nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi thích hợp cho các nhóm đối tượng: cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn, những người có uy tín trong cộng đồng, các bậc cha, mẹ, nhóm vị thành niên, thanh niên người dân tộc thiểu số; xây dựng và tăng cường các hoạt động can thiệp nhằm làm giảm tỷ lệ các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại địa bàn xã.

Tại lễ ra mắt, Ban chỉ đạo đã thông qua quy chế hoạt động, phân công nghiệp vụ cho các thành viên; tổ chức tập huấn chuyên đề tảo hôn-tác động của tảo hôn đến trẻ em cho các đại biểu tham dự.

Có thể bạn quan tâm

Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.