Quyền lợi của BHYT 5 năm liên tục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tham gia BHYT là cách tốt nhất để người dân chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, đặc biệt với chính sách BHYT 5 năm liên tục.

 

Dưới đây là cách tính thời điểm BHYT 5 năm liên tục. Người tham gia BHYT không nên bỏ qua thông tin này để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.

Nhận diện

Theo quy định tại khoản 5 điều 12 Nghị định số 146 năm 2018 của Chính phủ: hời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước. Người tham gia BHYT 5 năm liên tục là người có thời gian tham gia BHYT gián đoạn không quá 3 tháng.

Trong đó, thời gian tham gia BHYT của một số đối tượng đặc biệt được xác định như sau: Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì thời gian ở nước ngoài được tính là thời gian tham gia BHYT. Người lao động đi lao động ở nước ngoài thì thời gian tham gia BHYT trước khi đi được tính là thời gian đã tham gia BHYT nếu tham gia BHYT khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đã tham gia BHYT trước đó được tính là thời gian đã tham gia BHYT. Sĩ quan quân đội, công an… khi nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc, nếu thời gian học tập, công tác trong quân đội, công an và tổ chức cơ yếu chưa tham gia BHYT thì thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục.


 

 



Tại khoản 1, điều 3 Quyết định 1313/QĐ-BHXH nêu rõ, người tham gia BHYT 5 năm liên tục là người có dòng chữ "Thời điểm đủ 5 năm liên tục: Từ ngày ..../..../….." được in phía cuối thẻ BHYT, giúp người tham gia BHYT và cơ sở y tế xác định được thời gian đóng BHYT.

Ví dụ: Những người đã có đủ 5 năm tham gia BHYT liên tục trở lên tính đến ngày 1-1-2020 thì ghi từ ngày 1-1-2020.

Với những người chưa đủ 5 năm liên tục thì trên thẻ BHYT sẽ không có dòng chữ này. Do đó, người tham gia BHYT có thể nhìn dòng chữ này trên thẻ BHYT của mình để xác định được thời điểm BHYT 5 năm liên tục.

Quyền lợi

Căn cứ khoản 15, điều 1 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung 2014, so với những người khác, người tham gia BHYT 5 năm liên tục được: Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng nếu có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

Tức là, khi tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp khám, chữa bệnh không đúng tuyến), người bệnh sẽ được cấp "Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm" và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT cho các lần khám, chữa bệnh tiếp theo.

Hiện nay, khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến, phần lớn người tham gia BHYT chỉ được thanh toán 95% hoặc 80% chi phí trong phạm vi được hưởng.

Ví dụ: Người bệnh khám, chữa bệnh với chi phí khoảng 45 triệu đồng sẽ phải cùng chi trả 20% chi phí tương ứng với 9 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu đã được cấp "Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm" thì người bệnh sẽ không phải cùng chi trả 9 triệu đồng này nữa.

 

Theo H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.