Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” phát huy hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Hàng năm, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” các cấp trong tỉnh Gia Lai đã vận động được hơn 3 tỷ đồng. Từ nguồn vận động, Quỹ đã hỗ trợ các gia đình chính sách gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như tu sửa, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ.

Một trong những hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023) là vận động ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh-cho biết: Thời gian qua, phong trào ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng. Mỗi năm, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” các cấp trong tỉnh vận động được trên 3 tỷ đồng. Từ nguồn vận động được đã hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, chăm sóc bố mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, hỗ trợ vốn sản xuất và cây-con giống.

“Năm 2022, từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, tỉnh đã hỗ trợ 96 hộ nghèo người dân tộc thiểu số có thành viên người có công để tăng gia sản xuất (10 triệu đồng/hộ). Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cấp huyện đã hỗ trợ làm nhà ở cho 60 gia đình người có công; tặng 59 sổ tiết kiệm với tổng số tiền 520 triệu đồng”-bà Duyên cho biết.

Đại diện Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đến thăm và trao tiền phụng dưỡng cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Hàng (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) vào ngày 11-1-2023. Ảnh: Đ.Y

Đại diện Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đến thăm và trao tiền phụng dưỡng cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Hàng (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) vào ngày 11-1-2023. Ảnh: Đ.Y

Nhờ sự ủng hộ tích cực của các cơ quan, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, công tác vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ở huyện Đức Cơ đạt được nhiều kết quả. Ông Tăng Ngọc Trai-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện-cho hay: Huyện luôn quan tâm chỉ đạo và phát động phong trào quyên góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, coi đây là nội dung quan trọng trong năm. Thời gian qua, việc huy động xây dựng Quỹ nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ cán bộ, công chức, người lao động, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Nhờ đó, năm 2022, toàn huyện đã vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được hơn 400 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này, huyện đã tặng 9 sổ tiết kiệm cho người có công neo đơn; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 5 căn nhà cho gia đình chính sách khó khăn về nhà ở; tặng 5 cặp bò sinh sản cho gia đình chính sách.

Ông Rơ Mah Prem (gia đình chính sách ở làng Krol, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) chia sẻ: “Gia đình tôi có 2 liệt sĩ. Hàng tháng, gia đình tôi được Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết chế độ thờ cúng 2 liệt sĩ. Ngoài ra, gia đình còn được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ sửa chữa nhà, tặng 2 con bò sinh sản. Cuộc sống của gia đình hiện nay ổn định”.

Thời gian qua, TP. Pleiku cũng quan tâm chỉ đạo và phát động phong trào quyên góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Ông Trần Minh Thông-Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố-thông tin: Thành phố tích cực kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” theo quy định, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu. Đồng thời, thực hiện công khai kết quả vận động Quỹ trên các phương tiện thông tin đại chúng. “Năm 2022, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của thành phố đã vận động được trên 900 triệu đồng. Từ đây, TP. Pleiku đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 7 căn nhà ở cho người có công khó khăn về nhà ở với tổng số tiền 142 triệu đồng, tặng 17 sổ tiết kiệm với tổng số tiền 46 triệu đồng, chi hỗ trợ 20 người có công gặp khó khăn 6 triệu đồng, tặng 2.737 suất quà cho người có công nhân dịp lễ, Tết với trị giá trên 552 triệu đồng”-ông Thông cho hay.

Theo thông tin từ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh có trên 65.000 người hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó có 9.583 gia đình liệt sĩ, 214 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 9 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 21 cán bộ lão thành cách mạng, 96 cán bộ tiền khởi nghĩa, 5.214 thương binh, 4.006 bệnh binh, 14.530 người có công với cách mạng, 3.409 người bị nhiễm chất độc hóa học, 18.831 người hoạt động kháng chiến.

Từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, nhiều hoạt động tri ân, giúp đỡ Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương-bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công được triển khai thực hiện. Chế độ chính sách về chăm sóc sức khỏe đối với người có công được đảm bảo; 100% người có công, thân nhân gia đình liệt sĩ được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được điều dưỡng theo quy định. Toàn tỉnh có 11.000 người có công hưởng trợ cấp hàng tháng với tổng kinh phí chi trả chế độ trên 21 tỷ đồng/tháng; chế độ chính sách đối với người có công được cấp phát kịp thời, đầy đủ đúng quy định. 10 Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận chăm sóc phụng dưỡng chu đáo. Ngoài trợ cấp của Nhà nước hàng tháng, các mẹ còn được tổ chức, cá nhân phụng dưỡng với mức hỗ trợ từ 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh nhấn mạnh: Công tác vận động đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đã trở thành niềm vinh dự, tự hào và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể, cùng toàn xã hội góp sức với Đảng, Nhà nước chăm lo, đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình chính sách, người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Ban Quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” các cấp trong tỉnh sẽ tiếp tục vận động cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia đóng góp ủng hộ Quỹ để công tác chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho thương-bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng ngày càng chu đáo hơn.

Có thể bạn quan tâm

Giúp phụ nữ nông thôn tiếp cận nước sạch và nhà vệ sinh

Giúp phụ nữ nông thôn tiếp cận nước sạch và nhà vệ sinh

(GLO)- Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ nông thôn ở Gia Lai được tiếp cận với nguồn nước sạch và nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Sự thiếu hụt này khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Xuất phát từ tình hình thực tế, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh đã xây dựng Đề án “Xây dựng gia đình 3 sạch, thực hiện chỉ tiêu 17.8 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”.
Người cao tuổi Hà Bầu tích cực tham gia công tác hòa giải

Người cao tuổi Hà Bầu tích cực tham gia công tác hòa giải

(GLO)- Ông Ksor Klar-Chủ tịch Hội Người cao tuổi (NCT) xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) cho biết: Toàn xã có hơn 1.500 hộ, với gần 8.000 khẩu, trong đó đa phần là người Jrai, Bahnar. Thời gian trước đây, lợi dụng trình độ dân trí còn hạn chế, kinh tế khó khăn, địa bàn rộng, kẻ xấu đã kích động, xúi giục bà con bỏ bê công việc nương rẫy, thưa kiện lẫn nhau, tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng, vượt biên, vi phạm pháp luật.
Giảm nghèo bền vững: Cần những “cú hích”

Giảm nghèo bền vững: Cần những “cú hích”

(GLO)- Với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả, đời sống của các hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai đã dần được cải thiện. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo vẫn cần những “cú hích” để đạt được mục tiêu đề ra.
Ia Sao giúp người dân thay đổi tư duy để thoát nghèo

Ia Sao giúp người dân thay đổi tư duy để thoát nghèo

(GLO)- Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” tại xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã lan tỏa sâu rộng. Người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà tự lực vươn lên thoát nghèo.
Đổi đời nhờ được hỗ trợ sinh kế

Đổi đời nhờ được hỗ trợ sinh kế

(GLO)- Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền cùng sự “trợ lực” từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới

(GLO)- Trong 2 ngày (23 và 24-11), tại TP. Pleiku, Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao nhận về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cho hơn 100 học viên là cán bộ, chuyên viên, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội các cấp trong tỉnh Gia Lai.