Quảng Ninh: Nuôi loài gà "mọc râu" bằng cây thuốc bổ, thơm ngon đáo để, chưa kịp lớn lái đã đòi mua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Báo điện tử DANVIET.VN được biết, từ 10 năm nay, anh Hoàng Văn Điện (xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) đã chọn loài gà râu-1 trong những giống gà đặc sản bản địa để chăn nuôi. Nhờ nuôi gà râu bằng những cây thuốc Nam, anh Điện nuôi không kịp để bán, cháy hàng liên tục...

 

Mặc dù đang là những ngày hè oi ả, nắng nóng nhưng trang trại chăn nuôi gà râu thả vườn rộng 3ha của anh Hoàng Văn Điện lại vô cùng thoáng đãng, mát mẻ.

Trong trang trại trồng toàn bạch đàn, keo, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN thấy hàng trăm, hàng nghìn con gà râu đang nằm nghỉ ngơi dưới những tán cây tránh nắng.


 

 Những con gà mái sẽ có
Những con gà mái sẽ có "chòm râu" ở dưới phần mỏ, còn những con gà trống sẽ có mào dài bên dưới.



Dù là gà mái, nhưng những con gà của gia đình Điện lại có chùm lông mọc dưới cằm trễ xuống như bộ râu.

Anh Điện cười lý giải với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Hầu như ai lần đầu nhìn thấy giống gà râu này đều lấy làm thích thú. Vì giống gà này có cả phần lông mọc bên dưới thành chùm, nom như một bộ râu. Vậy nên nó được gọi là gà râu".

Theo anh Điện, tổ tiên của giống gà râu là gà rừng được ông cha ta mang về nhà nuôi thuần phục và từ đó nhân giống ra. Giống gà râu này 90% từ khi sinh ra là có chòm râu phía dưới mỏ, càng lớn càng thấy rõ. Chính vì đặc thù tự nhiên này mà chúng được gọi là gà râu.


 

Cận cảnh
Cận cảnh "bộ râu" của những con gà râu-1 trong những giống gà đặc sản, bản địa có ở một số vùng của tỉnh Quảng Ninh.



Anh Điện chia sẻ, anh bắt đầu nuôi giống gà râu từ năm 2010. Là người đi đầu trong việc nuôi gà râu ở Hải Hà nên thời gian đầu, trang trại gà mấy trăm con gà của anh cũng gặp rất nhiều khó khăn.

"Khó khăn nhất lúc đó là việc chăm sóc cho gà sao cho không bị bệnh, chuyện tiêm phòng cho gà con, nhất là khi đó, các loại thuốc thú y còn khá khan hiếm ở vùng đất Hải Hà đầy nắng gió này. Dần dần, tôi tự mày mò, học hỏi kinh nghiệm từ trên mạng internet, từ những người đi trước để có thể tự tiêm vaccine cho đàn gà của mình....", anh Điện thổ lộ.

Từ khi anh Điện làm chủ được việc tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gà râu, đến bây giờ, anh tự hào khi trang trại của mình cũng như của các hộ gia đình khác mà anh giúp đỡ chưa từng xảy ra dịch cúm gia cầm.

Cũng theo anh Điện, gà râu là loại gà cần thời gian chăn thả kéo dài khoảng 8 tháng, gà ăn ít, lớn chậm, đặc biệt gà râu ăn rất nhiều rau. Gà bố mẹ đẻ ít, tỉ lệ đẻ trứng chỉ đạt 32 - 35%, ngoài ra, gà râu không chỉ đẻ trứng trong chuồng mà còn đẻ và ấp trứng ở các gốc cây.

 

Sau một thời gian có đủ kinh nghiệm, kỹ thuật thú y, anh Điện quyết định bán thuốc và hướng dẫn bà con cách tiêm phòng bệnh cho gà
Sau một thời gian có đủ kinh nghiệm, kỹ thuật thú y, anh Điện quyết định bán thuốc và hướng dẫn bà con cách tiêm phòng bệnh cho gà



Để gà sạch, thơm ngon, ít mắc dịch bệnh, ngoài việc tiêm phòng vaccine đầy đủ cho gà, anh Điện còn nuôi gà thả rông, nuôi gà thả vườn, nuôi gà thả đồi. Anh mày mò tìm hiểu và trồng các loại cây thuốc Nam, cây thảo dược và tìm cách cho gà ăn các loại cây này. Trong trang trại, dưới tán cây keo, anh Điện trồng các loại loại thảo dược như cỏ mần trầu, rau má, cỏ mật…để cho gà râu ăn.

Anh Điện thả gà ra từng khu vực, gà kiếm ăn hết khu này mới chuyển sang khu khác. Mỗi đợt cách nhau một khoảng thời gian nhất định đẻ để các loại thảo dược khôi phục, tạo đợt thức ăn mới cho đàn gà ở lứa sau.

Nước uống phục vụ đàn gà cũng là nước giếng khoan được anh Điện cho khoan ở độ sâu 50m, đảm bảo an toàn, tinh khiết.

Anh chia sẻ, gà con lúc mua có giá khoảng 12.000 đồng/con, nuôi sau khoảng 8 tháng sẽ thành gà  thịt thương phẩm, bán ra thị trường với giá từ 140.000 - 170.000 đồng/kg.

Trong khoảng 3 tháng đầu, gà râu được cho ăn cám công nghiệp, sau 3 tháng trở đi gà chỉ ăn ngô, cám vào sáng sớm lúc 6h và chiều lúc 16h. Khoảng thời gian giữa hai lần ăn, gà được thả rông ngoài vườn, tìm ăn các loại cây thuốc Nam, cây thảo dược tự nhiên.



 

Anh Điện cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN xem các loại cây thuốc Nam mọc tự nhiên trong vườn như cỏ mật, cỏ mần trầu...
Anh Điện cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN xem các loại cây thuốc Nam mọc tự nhiên trong vườn như cỏ mật, cỏ mần trầu...


Theo anh Điện, trang trại gà Hiền Điện của anh hiện cung cấp gà giống và gà thịt thương phẩm cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt là tại đảo Cái Chiên, người dân cũng nhập gà râu của anh để bán cho khách du lịch.

"Có một vị khách du lịch đến từ Hà Nội, sau khi được ăn thịt gà râu, cảm thấy thịt gà rất thơm ngon, ngậy mùi, nên quyết định mua thêm hàng chục con, cho làm thịt rồi đòng vào một thùng xốp ướp đá mang về Hà Nội ăn dần", anh Điện hào hứng cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết.

Anh Điện cho biết thêm: "Gà râu của gia đình tôi cung cấp chủ yếu cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nên khi các nhà hàng không hoạt động thì mức độ tiêu thụ cũng giảm đi rõ rệt. Từ đầu năm đến giờ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên gia đình tôi chỉ tiêu thụ được 5.000 con gà. Tính riêng khoảng thời gian dịch nặng nề nhất, tôi chỉ bán được 2000 con".

Theo anh Điện, dịch Covid-19 gây khó khăn chung cho nông dân, doanh nghiệp, nhưng bình thường giống gà râu của nhà anh nuôi không kịp để bán, luôn trong tình trạng cháy hàng.


 

 Khoảng thời gian giãn cách giữa các lứa gà là lúc anh Điện chăm sóc khôi phục các loại cây cỏ, cây thảo dược tự nhiên trong vườn để đàn gà râu có cái để ăn.
Khoảng thời gian giãn cách giữa các lứa gà là lúc anh Điện chăm sóc khôi phục các loại cây cỏ, cây thảo dược tự nhiên trong vườn để đàn gà râu có cái để ăn.



Theo anh Điện, đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 40 hộ dân mua gà râu giống từ trang trại gia đình anh và nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Thịt gà râu Hiền Điện đã được công nhận là sản phẩm OCOP từ đầu năm 2020. Hằng năm, trừ các chi phí, gia đình anh Điện thu lãi từ 250 – 300 triệu đồng từ mô hình nuôi gà râu.

http://https://danviet.vn/quang-ninh-nuoi-loai-ga-moc-rau-bang-cay-thuoc-bo-thom-ngon-dao-de-chua-kip-lon-lai-da-doi-mua-20200606143700331.htm

 

Theo NGUYỄN THÀNH (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.