Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Công văn nêu rõ: mặc dù UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc triển khai công tác xây dựng cơ bản, nhưng tỷ lệ giải ngân vốn từ nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh vẫn đạt ở mức thấp so với tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Cụ thể, đến ngày 6-11-2024, tổng giá trị giải ngân của toàn tỉnh chỉ đạt 48,3% kế hoạch vốn đã được giao, thấp hơn so với giải ngân chung của cả nước là 52,29%.

Nguyên nhân chủ yếu là do những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý điều hành, tổ chức thực hiện; công tác chuẩn bị dự án còn hạn chế; chậm trễ trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; còn có tình trạng né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ được giao; sự phối hợp giữa các cơ quan còn thiếu chặt chẽ.

uy-ban-nhan-dan-tinh-yeu-cau-cac-so-nganh-dia-phuong-cac-chu-dau-tu-thuc-hien-cac-giai-phap-day-manh-giai-ngan-von-dau-tu-cong-nhung-thang-cuoi-nam-2024-anh-ha-duy-9234.jpg
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương và các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh: Hà Duy

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân trong những tháng còn lại của năm 2024, đảm bảo tỷ lệ giải ngân chung của toàn tỉnh đạt trên 95% kế hoạch vốn đã giao, UBND tỉnh đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng; chú trọng công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát, chủ động, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền hoặc báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2024 của của tập thể, cá nhân.

Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng và Nông nghiệp và PTNT tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, tích cực theo dõi tình hình triển khai các dự án do các đơn vị phụ trách, tham mưu Tổ trưởng Tổ công tác và UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các chủ đầu tư trong quá trình triển khai các dự án đầu tư công năm 2024.

Các đơn vị có tỷ lệ giải ngân đến thời điểm hiện nay thấp hơn mức trung bình của cả nước (52,29%) có văn bản báo cáo UBND tỉnh, làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất. Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện thị xã, thành phố; các chủ đầu tư lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án cụ thể đến từng tháng và phân công cụ thể lãnh đạo theo dõi từng dự án. Phải cam kết giải ngân trên 95% kế hoạch vốn được giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đến hết 31-1-2025 và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về số liệu cam kết.

Các chủ đầu tư tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ trong những tháng còn lại của năm 2024; yêu cầu nhà thầu thi công phải có tiến độ tổng thể, chi tiết, ký cam kết và chịu trách nhiệm về tiến độ hoàn thành, giải ngân dự án; thực hiện thi công 3 ca, 4 kíp đối với các vị trí đã có mặt bằng sạch, điều kiện thi công thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày có khối lượng hoàn thành, khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục pháp lý, hồ sơ nghiệm thu khối lượng hoàn thành gửi Kho bạc Nhà nước làm cơ sở kiểm soát, thanh toán và hoàn ứng theo quy định; không để tồn đọng khối lượng đã thực hiện nhưng không được thanh toán, không để dồn thanh toán vào cuối năm.

Đối với 20 dự án đang ở bước chuẩn bị đầu tư và điều chỉnh dự án, đề nghị các chủ đầu tư khẩn trương đôn đốc các nhà thầu tư vấn đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi; hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thầu.... sớm đưa dự án vào triển khai thi công, giải ngân kế hoạch vốn đã bố trí cho các dự án.

Đối với 7 dự án vướng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh đề nghị các chủ đầu tư hợp phần bồi thường, UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có dự án đi qua lập kế hoạch chi tiết thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, phân công lãnh đạo theo dõi, có cam kết tiến độ thực hiện và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu chậm trễ.

day-nhanh-tien-do-thi-cong-duong-hanh-lang-kinh-te-phia-dong-de-tang-kha-nang-ket-noi-them-dieu-kien-de-hap-dan-nha-dau-tu-anh-ha-duy.jpg
Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh quốc lộ 19) là 1 trong 3 đang vướng quy hoạch sử dụng đất, vị trí đất xây dựng. Ảnh: Hà Duy

Đối với 3 dự án vướng mắc về quy hoạch sử dụng đất, vị trí đất xây dựng, đề nghị các địa phương phối hợp với chủ đầu tư khẩn trương triển khai các thủ tục điều chỉnh, cập nhật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho dự án.

Liên quan đến đất san lấp phục vụ cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tham mưu đề xuất UBND tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trước ngày 20-11-2024 để các dự án đang triển khai không bị chậm trễ tiến độ thực hiện. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Tài chính thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm tình trạng tạo khan hiếm giả.

Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định; đẩy mạnh việc thanh toán qua cổng dịch vụ công trực tuyến, giảm thời gian giải ngân vốn cho các đơn vị thụ hưởng, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị.

Có thể bạn quan tâm

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hà Duy

Hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cao nguyên Kon Hà Nừng

(GLO)- Sáng 22-11, Viện Sinh thái học Miền nam, Trung Tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) cao nguyên Kon Hà Nừng tổ chức hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững Khu DTSQ cao nguyên Kon Hà Nừng đến năm 2030.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.