Gia Lai

Điều chỉnh vốn đầu tư nguồn ngân sách địa phương nhiều dự án

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Hội đồng nhân dân tỉnh vừa ban hành Nghị quyết số 434/NQ-HĐND điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách địa phương nhiều dự án.

Cụ thể, đối với vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí tỉnh đầu tư, có 2 dự án điều chỉnh giảm vốn với 20,326 tỷ đồng và vốn đối ứng chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: dự án xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở thông tin khoa học công nghệ phục vụ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) giảm 9,82 tỷ đồng; dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh) giảm 10,506 tỷ đồng (từ 20 tỷ đồng giảm còn 9,494 tỷ đồng); điều chỉnh tăng vốn 20,326 tỷ đồng cho các dự án: dự án phòng trưng bày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Bảo tàng tỉnh với 326 triệu đồng và bổ sung vốn cho Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh 20 tỷ đồng.

img-8821-5284-7140.jpg
Gia Lai điều chỉnh vốn đầu tư nguồn ngân sách địa phương nhiều dự án. Ảnh: Hà Duy

Đối với vốn kéo dài từ năm 2023 sang năm 2024, điều chỉnh giảm vốn 2 dự án với hơn 21,498 tỷ đồng, gồm: xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở thông tin khoa học công nghệ phục vụ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 giảm 10 tỷ đồng; vốn đối ứng Dự án hỗ trợ phát triển khu vực biên giới, vay vốn ADB0tiểu dự án tỉnh Gia Lai giảm hơn 11,498 tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh tăng hơn 21,498 tỷ đồng để xử lý hụt thu năm 2019 đối ứng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Về nguồn tăng thu ngân sách tỉnh năm 2023, điều chỉnh giảm vốn chuẩn bị đầu tư với số vốn hơn 631,7 triệu đồng; điều chỉnh tăng hơn 631,7 triệu đồng để xử lý hụt thu năm 2019 đối ứng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Còn nguồn tiền sử dụng đất, điều chỉnh giảm vốn 6 dự án và đối ứng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để xử lý hụt thu năm 2019 với số vốn hơn 187,381 tỷ đồng, gồm: dự án cải tạo nút giao thông Phù Đổng (TP. Pleiku) giảm 43 tỷ đồng; đường hành lang kinh tế phía Đông giảm 20,322 tỷ đồng; đường phía Đông thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh) giảm 35 tỷ đồng; đường nối từ đường Lý Thường Kiệt đến đường vành đại phía Bắc thị xã An Khê giảm 956 triệu đồng; dự án trụ sở làm việc các Ban Quản lý rừng phòng hộ giảm 3,675 tỷ đồng; dự án Hạt kiểm lâm huyện Đak Đoa giảm 3,82 tỷ đồng; vốn đối ứng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để xử lý hụt thu năm 2019 giảm 80,609 tỷ đồng.

Nghị quyết cũng quyết nghị bổ sung nguồn kinh phí cho Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh gần 8,480 tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh vốn đối ứng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với 2 dự án, cụ thể: điều chỉnh giảm vốn dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Le 2 (xã Ia Lang, huyện Đức Cơ) giảm 4 tỷ đồng; điều chỉnh tăng vốn dự án 2 sắp xếp bố trí ổn định các hộ dân tộc thiểu số du canh, du cư Buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa) tăng 4 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.