Tập trung triển khai chương trình nông thôn mới năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 23-10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương, Tổ trưởng Tổ công tác Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến đôn đốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Dự tại đầu cầu Gia Lai có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

quang-canh-hoi-nghi-phia-dau-cau-tinh-gia-lai-anh-ha-duy-5753-906-7992-8123.jpg
Quang cảnh hội nghị phía đầu cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại hội nghị cho biết: Tính đến ngày 20-10-2024, cả nước có 6.320/8.162 xã đã được Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt quyết định xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 77,4%); trong đó, có 156 xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 11 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới; 2.182 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 480 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Hiện cả nước có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên; có 7.846 chủ thể OCOP, trong đó, 32,8% là hợp tác xã, 22,7% là doanh nghiệp nhỏ, 38,6% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác. Tiến độ giải ngân các nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới còn thấp. Cụ thể, nguồn vốn ngân sách trung ương đến tháng 8-2024 đạt 45% tổng kế hoạch vốn được giao; nguồn vốn sự nghiệp chỉ mới đạt 16,2% tổng dự toán thực hiện trong năm. Có 31 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn sự nghiệp dưới 20%.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp cho hay, toàn tỉnh Gia Lai hiện có 3/17 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 96/182 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 159 thôn, làng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân cả tỉnh đạt 14,9 tiêu chí/xã. Toàn tỉnh có 311 sản phẩm OCOP của 40 hợp tác xã, 30 doanh nghiệp và 91 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh.

Quá trình triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã gặp một số khó khăn, như: công tác tổ chức tại một số địa phương chưa quyết liệt, đăng ký kế hoạch nhưng chưa quyết tâm thực hiện dẫn đến chưa đạt mục tiêu đề ra (như các huyện: Kbang, Chư Sê, Chư Păh, Krông Pa, Mang Yang); một số tiêu chí đạt nhưng chưa bền vững, như tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 11 về nghèo đa chiều, tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm…

pho-chu-tich-ubnd-tinh-duong-mah-tiep-phat-bieu-tai-hoi-nghi-anh-ha-duy-1365-8246.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hà Duy

Một số đề xuất cũng được Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu ra tại hội nghị, như: Trung ương sớm cho chủ trương triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2026-2030, vì mỗi giai đoạn chuyển tiếp phải mất thời gian để chuẩn bị dẫn đến triển khai bị gián đoạn; bộ tiêu chí nông thôn mới vẫn còn cao (như tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao đạt trên 35%), khó thực hiện nên đề nghị có quy định phù hợp với đặc thù của địa phương; ban hành cơ chế, chính sách cho các xã khu vực II, III theo Quyết định 861/QĐ-TTg tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách sau khi có quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới...

Kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đề nghị: Cơn bão Yagi đã gây ảnh hưởng nhiều đến các tỉnh phía Bắc, trong đó có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chương trình nông thôn mới. Vì vậy, các tỉnh, thành nỗ lực hơn nữa, làm một cách tốt nhất trong thực hiện các chỉ tiêu trong năm 2024.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện, nâng cao chất lượng thẩm định địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đề nghị các địa phương khẩn trương hoàn thành phê duyệt chi tiết dự án, đề án, kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm thuộc các chương trình chuyên đề xong trước ngày 30-11; thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực, trong đó, huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai chương trình.

Tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức truyền thông về nông thôn mới và các chương trình chuyên đề thông qua giới thiệu các cách làm hay, sáng tạo ở các địa phương; có các giải pháp bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua, chung sức xây dựng nông thôn mới, tăng cường việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới để có đủ năng lực tham mưu, nhất là về cơ chế, chính sách, các nội dung có tính xuyên suốt.

"Các Trung tâm Khuyến nông, Ban Dân tộc, Ban Điều phối… ở các địa phương cần linh hoạt trong khâu tổ chức thực hiện, có thể điều chỉnh các chỉ tiêu, tiêu chí hợp lý; đồng thời, Ban Điều phối cần nâng cao vai trò tư vấn, hỗ trợ cho các địa phương"-Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Ford Ranger 2025 phù hợp với mọi địa hình với động cơ mạnh mẽ. Ảnh: ST

"Vua bán tải" Ford Ranger thế hệ mới có giá từ 707 triệu đồng và nhiều ưu đãi

(GLO)- Ford Ranger được mệnh danh là “vua bán tải” tại thị trường Việt Nam, với thiết kế nam tính, khung gầm mới đa dụng hơn, nội thất rộng rãi, động cơ mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu… Hiện Ford Ranger có giá niêm yết chỉ từ 707 triệu đồng và có thể được hỗ trợ đến 100% lệ phí trước bạ.

Kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng: Động lực phát triển sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng

Kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng: Động lực phát triển sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng

(GLO)- Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng, trong đó có nhiều điểm mới như mở rộng đối tượng áp dụng và kéo dài thời gian áp dụng đến hết ngày 31-12-2026. Đây là động lực để phát triển sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

null