Phường Chi Lăng tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phường Chi Lăng (TP. Pleiku) có 9 thôn, làng, tổ dân phố, 2.823 hộ với hơn 12.000 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 20%. Những năm qua, phường đã tích cực vận động tổ chức thực hiện công tác an sinh xã hội góp phần chăm lo đời sống người dân.

Phường Chi Lăng có 3 làng đồng bào DTTS gồm Ia Lang, Châm Nẻh, Ngol Tảh. Thời gian qua, phường quan tâm tổ chức thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Pleiku (khóa XI) về nâng cao chất lượng cuộc sống tại các làng đồng bào DTTS, gắn với thực hiện công tác giảm nghèo tại địa phương.

Bà Trần Thị Út-Phó Chủ tịch UBND phường-cho biết: “UBND phường cùng các tổ chức trong hệ thống chính trị phường chú trọng thực hiện công tác giảm nghèo và các kế hoạch, chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP. Pleiku, đồng thời phối hợp với ban, ngành và đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo và gia đình khó khăn.

Gần đây, UBND phường phối hợp với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoa Trang là đơn vị đứng chân trên địa bàn, cùng một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình an sinh tặng thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào DTTS khó khăn tại phường”.

Phường Chi Lăng tặng quà cho gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Thanh Nhật

Phường Chi Lăng tặng quà cho gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Thanh Nhật

Với vai trò của mình, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ phường đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương có giải pháp hỗ trợ phù hợp, giúp đỡ người dân, nhất là đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ DTTS.

Đồng thời, đã vận động các cá nhân, hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm trên địa bàn phường ủng hộ kinh phí và các nguồn lực để xây dựng và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ chăn nuôi và sinh kế cho người dân...

Vào các dịp lễ, Tết, MTTQ phối hợp với UBND, các ngành, đoàn thể vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ kinh phí và tổ chức tặng hàng nghìn suất quà cho các hộ nghèo và cận nghèo, gia đình khó khăn.

5 năm gần đây, từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” gần 500 triệu đồng, MTTQ phường Chi Lăng đã giải ngân xây dựng 3 nhà đại đoàn kết và sửa chữa 5 căn nhà cho hộ nghèo, giải ngân vốn hỗ trợ chăn nuôi và buôn bán nhỏ cho hơn 30 hộ, cùng nhiều phương thức hỗ trợ khác cho đối tượng.

Hộ bà Vũ Thị Ly không có nhà ở, phải nương nhờ tại 1 nhà rẫy trên địa bàn phường. Vợ chồng bà hàng ngày đi làm thuê nuôi 3 người con... Trước hoàn cảnh ấy, thông qua công tác tuyên truyền, bà Trịnh Thị Thu Loan (tổ 1) đã mở lòng nhân ái tặng bà Vũ Thị Ly một mảnh đất để làm nhà ở. Sau đó, MTTQ và UBND phường phối hợp hỗ trợ về mặt thủ tục pháp lý, đồng thời kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ kinh phí, xây dựng cho gia đình bà Ly căn nhà với diện tích 60 m2 trị giá 80 triệu đồng. Mặt trận và Hội Phụ nữ phường tặng gia đình bà Ly 1 cặp bò sinh sản trị giá hơn 22 triệu đồng để phát triển chăn nuôi, ổn định đời sống.

Quang cảnh Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo ở làng Ngol Tảh, phường Chi Lăng thành phố Pleiku. Ảnh: Thanh Nhật

Quang cảnh Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo ở làng Ngol Tảh, phường Chi Lăng thành phố Pleiku. Ảnh: Thanh Nhật

Mới đây, Ủy ban MTTQ phường Chi Lăng tổ chức lễ bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho ông Hyao-hộ nghèo ở làng Ngol Tăl. Căn nhà có diện tích hơn 40 m2, kinh phí xây dựng 100 triệu đồng, do Công Ty TNHH một thành viên ô tô Trường Hải, cùng Trung tâm Y tế TP. Pleiku và Quỹ "Vì người nghèo" phường ủng hộ.

“Hoàn cảnh khó khăn nên gia đình nhiều năm qua vẫn chưa làm được nhà ở. Được địa phương và các cơ quan, doanh nghiệp giúp đỡ, bây giờ gia đình không còn lo lắng mỗi khi mùa mưa bão đến. Chúng tôi biết ơn nhiều lắm và cố gắng làm ăn, ổn định cuộc sống”.

Với Hội Liên hiệp phụ nữ phường, Hội đã phối hợp với UBND phường, Hội Nông dân thường xuyên tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăm sóc cà phê, hồ tiêu, trồng lúa, chăn nuôi cho hội viên, vận động hội viên tham gia mô hình trồng cây ăn quả xen cây cà phê. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội ủy thác cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình.

Bên cạnh đó, Hội đẩy mạnh thực hiện phong trào “Hộ hội viên DTTS thay đổi nếp nghĩ thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu vươn lên thoát nghèo bền vững”. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Trần Thị Sen cho hay: “Tại 3 làng DTTS đã ra mắt mô hình câu lạc bộ tiết kiệm thu hút gần 100 thành viên tham gia. Các hội viên góp quỹ tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng hỗ trợ nhau sửa chữa và xây nhà ở, làm nhà vệ sinh, mua phân bón và phương tiện máy móc phục vụ sản xuất... ”.

Hội tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ mật thiết với các tổ chức, cá nhân huy động nguồn lực giúp đỡ hội viên thoát nghèo thông qua các hình thức như xây tặng nhà tình thương, tặng cây giống và con giống. Đặc biệt, nhiều năm qua, Hội duy trì mô hình bò giảm nghèo phát huy hiệu quả tích cực, 3 năm gần đây đã giúp các gia đình hội viên khó khăn 9 con bò sinh sản.

Chị H’Leng (làng Châm Aneh) bộc bạch: “Trước đây, mình rất khó khăn, được Hội phụ nữ phường tặng 1 cặp bò sinh sản trị giá 30 triệu đồng. Gia đình chăm sóc chu đáo để đàn bò phát triển tốt. Nguồn phân bò giúp mình chăm bón rau màu tươi tốt, tăng thêm thu nhập. Nhờ sự giúp đỡ của địa phương, gia đình mình đã làm được căn nhà chắc chắn để ở ”.

Nhiều hộ nghèo khác cũng được phường Chi Lăng giúp đỡ về nhà ở, phương tiện sản xuất, vốn làm ăn để ổn định đời sống và vươn lên thoát nghèo như hộ ông Nguyễn Văn Hoan (tổ 4), hộ bà H’Thon, bà Than, ông Nhuk (làng Ia Lang), hộ bà Jem, ông Đinh Blan (làng Ngol Tảh)…

Qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của phường cuối năm 2023 còn 0,25% (gồm 7 hộ nghèo và 18 hộ cận nghèo), từng bước nâng cao đời sống người dân nói chung, đồng bào DTTS nói riêng.

Có thể bạn quan tâm

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành văn bản số 618/UBND-KGVX, ngày 16-3-2025 gửi các sở, ban, ngành của tỉnh về việc phối hợp thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Người dân xã Ia Le (huyện Chư Pưh) tham gia trồng rừng gỗ lớn. Ảnh: N.D

Trồng rừng gỗ lớn hướng đi triển vọng

(GLO)- Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình và chủ rừng trên địa bàn tỉnh GIa Lai đã huy động các nguồn lực để trồng rừng gỗ lớn. Đây là bước đột phá trong phát triển lâm nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gỗ rừng trồng trong những năm tới.

Giã từ “miền đất hứa”

Giã từ “miền đất hứa”

(GLO)- Đó là lời chia sẻ ngậm ngùi của những người từng bị dụ dỗ vượt biên, lưu lạc xứ người khi được trở về quê hương. Nhiều người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã vỡ mộng nơi “miền đất hứa”, quyết tâm làm lại cuộc đời.