Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về chống rác thải nhựa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 15-8, tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức hội nghị tập huấn “Nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chống rác thải nhựa, hướng tới sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường”.

Tham dự hội nghị có ông Đoàn Trường Giang-Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường cùng 150 tuyên truyền viên, báo cáo viên, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lam Nguyên

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lam Nguyên

Trong 2 ngày 15 và 16-8, hội nghị truyền đạt, trao đổi về vai trò của công tác truyền thông của báo chí và tuyên truyền viên tài nguyên và môi trường trong nâng cao nhận thức cộng đồng đối với tác hại của việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông, qua đó đẩy mạnh phong trào chống rác thải nhựa để bảo vệ môi trường.

Cùng với đó là các giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông về việc thay đổi thói quen, hành vi nhà sản xuất và người tiêu dùng trong việc giảm thiểu, hạn chế, tái sử dụng, tái chế và dần tiến tới loại bỏ hoàn toàn túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần.

Hội nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông về chống rác thải nhựa, tiến tới loại bỏ hoàn toàn túi ni lông và nhựa dùng một lần. Ảnh: Lam Nguyên

Hội nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông về chống rác thải nhựa, tiến tới loại bỏ hoàn toàn túi ni lông và nhựa dùng một lần. Ảnh: Lam Nguyên

Ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa hiện đang là một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Theo Chương trình môi trường Liên Hợp quốc, hàng năm, trên thế giới có khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất, một nửa trong số đó được thiết kế để chỉ sử dụng một lần; trong số đó, ít hơn 10% được tái chế. Ước tính có khoảng 19-23 triệu tấn được thải ra hồ, sông và biển mỗi năm.

Tại Việt Nam, trong số khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường mỗi năm chỉ có khoảng 27% được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. Riêng ở TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội, số lượng rác thải nhựa thải ra môi trường lên đến 80 tấn/ngày.

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.