Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về chống rác thải nhựa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 15-8, tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức hội nghị tập huấn “Nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chống rác thải nhựa, hướng tới sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường”.

Tham dự hội nghị có ông Đoàn Trường Giang-Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường cùng 150 tuyên truyền viên, báo cáo viên, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lam Nguyên

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lam Nguyên

Trong 2 ngày 15 và 16-8, hội nghị truyền đạt, trao đổi về vai trò của công tác truyền thông của báo chí và tuyên truyền viên tài nguyên và môi trường trong nâng cao nhận thức cộng đồng đối với tác hại của việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông, qua đó đẩy mạnh phong trào chống rác thải nhựa để bảo vệ môi trường.

Cùng với đó là các giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông về việc thay đổi thói quen, hành vi nhà sản xuất và người tiêu dùng trong việc giảm thiểu, hạn chế, tái sử dụng, tái chế và dần tiến tới loại bỏ hoàn toàn túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần.

Hội nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông về chống rác thải nhựa, tiến tới loại bỏ hoàn toàn túi ni lông và nhựa dùng một lần. Ảnh: Lam Nguyên

Hội nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông về chống rác thải nhựa, tiến tới loại bỏ hoàn toàn túi ni lông và nhựa dùng một lần. Ảnh: Lam Nguyên

Ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa hiện đang là một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Theo Chương trình môi trường Liên Hợp quốc, hàng năm, trên thế giới có khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất, một nửa trong số đó được thiết kế để chỉ sử dụng một lần; trong số đó, ít hơn 10% được tái chế. Ước tính có khoảng 19-23 triệu tấn được thải ra hồ, sông và biển mỗi năm.

Tại Việt Nam, trong số khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường mỗi năm chỉ có khoảng 27% được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. Riêng ở TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội, số lượng rác thải nhựa thải ra môi trường lên đến 80 tấn/ngày.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.