Cán bộ xã và giáo viên đi thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, tỉnh Gia Lai có nhiều thí sinh “đặc biệt” là cán bộ, công chức xã và giáo viên dự thi nhằm hoàn thiện bằng cấp.

Tại điểm thi Trường THPT Chu Văn An (huyện Krông Pa), đôi bạn thân Siu H’Binh (SN 1979) và Kpă H’Koă (SN 1986), cùng là giáo viên Trường Mầm non xã Đất Bằng, là 2 trong số thí sinh "đặc biệt" dự thi tốt nghiệp THPT.

Chị Siu H'Binh (bìa phải) và chị Kpă H'Koă-cùng là giáo viên Trường Mầm non xã Đất Bằng (huyện Krông Pa) phấn khởi sau khi hoàn thành 2 môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Vũ Chi
Chị Siu H'Binh (bìa phải) và chị Kpă H'Koă-cùng là giáo viên Trường Mầm non xã Đất Bằng (huyện Krông Pa) phấn khởi sau khi hoàn thành 2 môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Vũ Chi

Chị H’Binh chia sẻ: Trước đây, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị chỉ học bổ túc 9+3 rồi đi dạy. Mặc dù đã có bằng đại học nhưng hiện tại chị vẫn thiếu bằng tốt nghiệp THPT. Mấy năm vừa qua, chị cũng dự định đi thi tốt nghiệp THPT để chuẩn hóa bằng cấp nhưng chưa tự tin. Năm nay, có đồng nghiệp cùng trường rủ đi thi nên cả 2 đã cùng đăng ký học bổ túc, bổ sung kiến thức để tham dự kỳ thi.

“Mặc dù kết quả thi 2 môn đầu tiên chưa được như mong muốn, chỉ đạt khoảng 40% nhưng tôi sẽ cố gắng hơn ở 2 môn Lịch sử và Địa lý trong bài thi Tổ hợp Khoa học xã hội. Hy vọng năm nay, tôi và H’Koă sẽ cùng đậu tốt nghiệp”-chị H’Binh kỳ vọng.

Ông Min khá hài lòng với kết quả làm bài thi 2 môn Ngữ văn và Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Ảnh: Đinh Yến
Ông Min khá hài lòng với kết quả làm bài thi 2 môn Ngữ văn và Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Ảnh: Đinh Yến

Còn tại điểm thi Trường THPT Trần Hưng Đạo (huyện Mang Yang) có 2 thí sinh đều đi thi tốt nghiệp THPT lần thứ 4. Đó là ông Min (40 tuổi) và ông Khim (37 tuổi), cùng là cán bộ xã Đê Ar. Đây cũng là 2 thí sinh lớn tuổi nhất tại điểm thi này.

Trước đây, ông Min tốt nghiệp THCS, sau đó học lên Trung cấp Luật. Từ năm 2009 đến nay, ông làm cán bộ tư pháp xã Đê Ar. Còn ông Khim sau tốt nghiệp THCS thì giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đê Ar từ năm 2008-2012, rồi chuyển sang làm cán bộ dân vận xã. Năm 2013 đến tháng 5-2024, ông Khim tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã.

Ông Khim quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT trong kỳ thi năm nay. Ảnh: Đinh Yến
Ông Khim quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT trong kỳ thi năm nay. Ảnh: Đinh Yến

Trong quá trình công tác, 2 ông được xã Đê Ar tạo điều kiện cho đi học bổ túc văn hóa theo nguyện vọng để chuẩn hóa bằng cấp vào năm 2018. 3 kỳ thi tốt nghiệp THPT gần đây, ông Min và ông Khim đều tham gia nhưng chưa đỗ. Tuy nhiên, không vì thế mà các ông nản chí. Năm nay, cả 2 tiếp tục “đèn sách”, đăng ký dự thi với quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

“Cả 3 lần thi tốt nghiệp tôi đều khá tiếc nuối vì chỉ còn thiếu 0,25-0,5 điểm nữa là đậu. Vì thế, trong lần thứ 4 này, tôi đã cố gắng ôn tập thật tốt. Ở ngày thi đầu tiên, tôi làm bài môn Ngữ văn khá ổn, nhất là phần làm văn; riêng môn Toán thì chưa được tự tin lắm. Hy vọng lần thi này sẽ đủ điểm đậu”-ông Khim bày tỏ.

Cùng quyết tâm, ông Min cũng cho hay: “Kết quả làm bài thi 2 môn Ngữ văn và Toán năm nay của bản thân khả quan hơn so với năm trước. Đây là động lực để tôi tiếp tục hoàn thành các môn thi còn lại vào ngày mai”.

Có thể bạn quan tâm

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

(GLO)- Ngày 9-11, tại Trường THCS Trưng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Liên Chi đoàn Tòa án nhân dân-Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Pleiku phối hợp cùng Đoàn Cơ sở Công an TP. Pleiku và Liên đội Trường THCS Trưng Vương tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề “Ma túy-nỗi đau của mọi người”.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.