Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, cung cấp dịch vụ tiện ích cho người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 21-12, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị toàn quốc đánh giá tình hình 2 năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Chính phủ.

Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính-Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì.

Tại Gia Lai, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long-Trưởng ban Chỉ đạo Đề án 06 tỉnh chủ trì hội nghị với sự tham gia của đại diện các sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lam Nguyên
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lam Nguyên

Theo đánh giá tại hội nghị, 2 năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt, sự sáng tạo trong tổ chức thực hiện, các mục tiêu của Đề án 06 cơ bản đạt được.

Về thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, có 25/25 dịch vụ công đã hoàn thành theo đề án; trong đó 23/25 dịch vụ công thiết yếu đã được thực hiện tòan trình. Năm 2023, tỷ lệ người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến tại các địa phương đạt 58,2% (cao hơn chỉ tiêu 40%); tại các bộ, ngành đạt 31,7% (chưa đạt chỉ tiêu 40%), riêng Bộ Công an đạt 75%. Nhiều thủ tục hành chính có tỷ lệ người dân trực tuyến cao như: Thông báo lưu trú (97%); cấp hộ chiếu phổ thông (90,28%); đăng ký tạm trú (87,33%); đăng ký cấp biển số xe ô tô lần đầu (80,5%)... Việc thực hiện các dịch vụ công thiết yếu hàng năm đã tiết kiệm cho Nhà nước 2.505 tỷ đồng.

Về phát triển kinh tế-xã hội, đến nay có trên 37.500 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công với số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là 72,8 triệu hóa đơn; tổng số tiền thuế thu trên hóa đơn trên 1.900 tỷ đồng.

Trong thanh toán không dùng tiền mặt, có 51/63 địa phương thực hiện chi trả qua tài khoản cho hơn 340.000 người với số tiền hơn 674,3 tỷ đồng; 64% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị (tăng 3% so với năm 2022); 87,9% bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế triển khai thanh toán không dùng tiền mặt...

Về phát triển công dân số, Bộ Công an đã cấp trên 70,2 triệu tài khoản định danh điện tử cho người dân (vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao), hoàn thành cấp hơn 84,7 triệu căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện trên toàn quốc, duy trì dữ liệu dân cư bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”. Triển khai các tiện ích trên ứng dụng VneID vượt chỉ tiêu đề ra, trong đó có những nội dung mang lại nhiều tiện ích cho người dân. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an đã kết nối với 15 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương. Bên cạnh đó tiếp nhận trên 1,3 tỷ yêu cầu để tra cứu, xác thực thông tin phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính và làm sạch dữ liệu, tiết kiệm trên 500 tỷ đồng cho các bộ, ngành, địa phương…

Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương và bộ, ngành đã tham luận một số vấn đề như: Nhận diện các “điểm nghẽn” trong thực hiện Đề án 06 và bài học kinh nghiệm; giải pháp triển khai mô hình hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến tại các điểm bưu điện và nâng cao kỹ năng số cho người dân; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm; giải pháp bố trí nguồn kinh phí triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06 trong năm 2024 đảm bảo đầy đủ, kịp thời…

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Lam Nguyên
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Lam Nguyên

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định việc triển khai Đề án 06 là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, qua đó thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững. “Để triển khai thành công Đề án 06 thì tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm… Ngoài ra cần sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, các ngành, các địa phương với người dân, doanh nghiệp”- Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ cũng nêu một số định hướng trong thời gian tới như: Xác định rõ các “điểm nghẽn”, vướng mắc trong thực hiện Đề án 06 để tháo gỡ; khẩn trương giải quyết 10 nội dung chậm tiến độ theo Đề án 06 và 17 nội dung chậm tiến độ theo các nghị quyết, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, cung cấp dịch vụ tiện ích cho người dân.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế hoàn thành việc phối hợp với các bộ, ban, ngành hướng dẫn các cơ sở y tế và người dân sử dụng sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID trong tháng 1-2024; dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các địa phương sớm chi trả các chế độ an sinh xã hội qua hình thức không dùng tiền mặt; xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng dữ liệu công dân qua khai thác cơ sở dữ liệu dân cư để đảm bảo đúng mục đích, chống lộ lọt dữ liệu…

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.