Cơ hội để người thu nhập thấp an cư

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Với mức lãi suất ưu đãi chỉ 4,8%/năm, người thu nhập thấp có thể vay tới 500 triệu đồng để xây dựng nhà ở, từng bước ổn định cuộc sống.

Nhờ nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20-10-2015 của Chính phủ, nhiều gia đình có công với cách mạng, người có thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ cận nghèo ở khu vực đô thị; sĩ quan, hạ sĩ quan thuộc lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong và ngoài khu công nghiệp đã xây dựng được nhà ở khang trang.

Điển hình như vợ chồng chị Trần Thị Nguyên-anh Văn Công Dũng (làng Ngol, phường Trà Bá, TP. Pleiku). Chị Nguyên làm thợ may gia công, anh Dũng lái xe thuê. Do thu nhập không ổn định nên gia đình vẫn phải thuê nhà trọ. Khi được biết về chương trình cho vay nhà ở xã hội, anh chị đã mạnh dạn vay 300 triệu đồng, cộng thêm nguồn tiền dành dụm để xây dựng căn nhà trị giá 600 triệu đồng.

Chị Nguyên chia sẻ: “Gia đình tôi tích lũy mua được mảnh đất nhỏ nhưng vẫn chưa đủ tiền để xây nhà. Vừa qua, gia đình tôi được Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi, thời gian vay dài với lãi suất thấp để xây dựng nhà ở khang trang”.

Trong 9 tháng qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã giải ngân hơn 118 tỷ đồng cho 285 khách hàng vay để xây dựng nhà ở. Ảnh: S.C

Trong 9 tháng qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã giải ngân hơn 118 tỷ đồng cho 285 khách hàng vay để xây dựng nhà ở. Ảnh: S.C

Ông Nguyễn Hữu Nghị-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh: Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ về cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ với quy mô tín dụng lên đến 120.000 tỷ đồng. Hiện nay, chương trình này chưa phát sinh doanh số cho vay vì chưa có danh mục dự án, đối tượng để các ngân hàng thương mại làm cơ sở cho vay ưu đãi theo quy định. Do đó, người thu nhập thấp có thể tiếp cận kênh vốn cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/NĐ-CP do Ngân hàng CSXH tỉnh thực hiện.

Trong niềm vui khánh thành căn nhà mới, anh Nguyễn Đăng Đức Thành (tổ 2, phường Trà Bá) chia sẻ: Anh hiện đang công tác trong lực lượng Công an. 5 năm trước, anh lập gia đình nhưng vẫn sống chung với cha mẹ. Sau khi các con ra đời, gia đình nhỏ cần không gian riêng để thuận tiện trong sinh hoạt. Biết được thông tin chương trình cho vay nhà ở xã hội do Ngân hàng CSXH triển khai, anh đã đăng ký vay 350 triệu đồng để xây dựng căn nhà mới.

“Nguồn vốn này cho vay thời gian dài, lãi suất chỉ 4,8%/năm nên vợ chồng tôi sẽ chủ động tích lũy tiền lương để trả nợ gốc theo kỳ hạn thỏa thuận với ngân hàng”-anh Thành cho biết.

Thực hiện Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Ngân hàng CSXH tỉnh đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn, đồng thời niêm yết công khai thông tin về chương trình tại điểm giao dịch các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh để các đối tượng chính sách biết, tiếp cận nguồn vốn tín dụng một cách dễ dàng, thuận lợi.

Trên cơ sở danh sách đăng ký, các hội, đoàn thể chủ trì tổ chức bình xét trình UBND cùng cấp phê duyệt; cán bộ hướng dẫn người vay các thủ tục vay vốn, tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định. Trong 9 tháng vừa qua, toàn tỉnh đã giải ngân hơn 118 tỷ đồng cho 285 khách hàng vay để xây dựng nhà ở. Các địa phương có doanh số cho vay cao như: TP. Pleiku 31 tỷ đồng, Kbang 22 tỷ đồng, Chư Sê 8,5 tỷ đồng, An Khê 10 tỷ đồng… Đến nay, tổng dư nợ chương trình cho vay nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 226 tỷ đồng.

Nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội đã giúp nhiều hộ gia đình thực hiện ước mơ về nhà ở, sớm ổn định cuộc sống. Ảnh: Sơn Ca

Nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội đã giúp nhiều hộ gia đình thực hiện ước mơ về nhà ở, sớm ổn định cuộc sống. Ảnh: Sơn Ca

Năm 2023, Trung ương giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho Ngân hàng CSXH tỉnh thực hiện cho vay nhà ở xã hội là 100 tỷ đồng. Sau đó, Trung ương tiếp tục bổ sung thêm nhiều đợt vốn cho Chi nhánh, nâng chỉ tiêu tăng trưởng vốn vay nhà ở xã hội năm 2023 lên 158 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Chí-Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh-cho biết: “Đến nay, các chương trình tín dụng theo kế hoạch gần như đã giải ngân xong, tăng trưởng tín dụng đạt 7%, chỉ còn lại 2 chương trình lớn là cho vay nhà ở xã hội và cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Trong thời gian còn lại của năm 2023, chúng tôi chỉ đạo các phòng giao dịch rà soát, tập trung giải ngân hết nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội theo kế hoạch. Chúng tôi phấn đấu tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt 10%”.

Theo đó, Ngân hàng CSXH tỉnh tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách tín dụng nhà ở xã hội để các đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng tiếp cận; đồng thời, tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận vốn được thuận lợi, nhanh chóng. Các phòng giao dịch chủ động rà soát kế hoạch vốn hàng năm theo nhu cầu, đảm bảo nguồn vốn được giải ngân đủ, kịp thời đến các đối tượng.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê được lắp đặt hệ thống dụng cụ thể thao ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân. Ảnh: N.M

An Khê đẩy mạnh xây dựng khu dân cư văn hóa

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tất cả thôn, làng, tổ dân phố ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều đạt tiêu chí văn hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí này.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.