Cơ hội để người thu nhập thấp an cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với mức lãi suất ưu đãi chỉ 4,8%/năm, người thu nhập thấp có thể vay tới 500 triệu đồng để xây dựng nhà ở, từng bước ổn định cuộc sống.

Nhờ nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20-10-2015 của Chính phủ, nhiều gia đình có công với cách mạng, người có thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ cận nghèo ở khu vực đô thị; sĩ quan, hạ sĩ quan thuộc lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong và ngoài khu công nghiệp đã xây dựng được nhà ở khang trang.

Điển hình như vợ chồng chị Trần Thị Nguyên-anh Văn Công Dũng (làng Ngol, phường Trà Bá, TP. Pleiku). Chị Nguyên làm thợ may gia công, anh Dũng lái xe thuê. Do thu nhập không ổn định nên gia đình vẫn phải thuê nhà trọ. Khi được biết về chương trình cho vay nhà ở xã hội, anh chị đã mạnh dạn vay 300 triệu đồng, cộng thêm nguồn tiền dành dụm để xây dựng căn nhà trị giá 600 triệu đồng.

Chị Nguyên chia sẻ: “Gia đình tôi tích lũy mua được mảnh đất nhỏ nhưng vẫn chưa đủ tiền để xây nhà. Vừa qua, gia đình tôi được Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi, thời gian vay dài với lãi suất thấp để xây dựng nhà ở khang trang”.

Trong 9 tháng qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã giải ngân hơn 118 tỷ đồng cho 285 khách hàng vay để xây dựng nhà ở. Ảnh: S.C

Trong 9 tháng qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã giải ngân hơn 118 tỷ đồng cho 285 khách hàng vay để xây dựng nhà ở. Ảnh: S.C

Ông Nguyễn Hữu Nghị-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh: Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ về cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ với quy mô tín dụng lên đến 120.000 tỷ đồng. Hiện nay, chương trình này chưa phát sinh doanh số cho vay vì chưa có danh mục dự án, đối tượng để các ngân hàng thương mại làm cơ sở cho vay ưu đãi theo quy định. Do đó, người thu nhập thấp có thể tiếp cận kênh vốn cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/NĐ-CP do Ngân hàng CSXH tỉnh thực hiện.

Trong niềm vui khánh thành căn nhà mới, anh Nguyễn Đăng Đức Thành (tổ 2, phường Trà Bá) chia sẻ: Anh hiện đang công tác trong lực lượng Công an. 5 năm trước, anh lập gia đình nhưng vẫn sống chung với cha mẹ. Sau khi các con ra đời, gia đình nhỏ cần không gian riêng để thuận tiện trong sinh hoạt. Biết được thông tin chương trình cho vay nhà ở xã hội do Ngân hàng CSXH triển khai, anh đã đăng ký vay 350 triệu đồng để xây dựng căn nhà mới.

“Nguồn vốn này cho vay thời gian dài, lãi suất chỉ 4,8%/năm nên vợ chồng tôi sẽ chủ động tích lũy tiền lương để trả nợ gốc theo kỳ hạn thỏa thuận với ngân hàng”-anh Thành cho biết.

Thực hiện Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Ngân hàng CSXH tỉnh đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn, đồng thời niêm yết công khai thông tin về chương trình tại điểm giao dịch các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh để các đối tượng chính sách biết, tiếp cận nguồn vốn tín dụng một cách dễ dàng, thuận lợi.

Trên cơ sở danh sách đăng ký, các hội, đoàn thể chủ trì tổ chức bình xét trình UBND cùng cấp phê duyệt; cán bộ hướng dẫn người vay các thủ tục vay vốn, tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định. Trong 9 tháng vừa qua, toàn tỉnh đã giải ngân hơn 118 tỷ đồng cho 285 khách hàng vay để xây dựng nhà ở. Các địa phương có doanh số cho vay cao như: TP. Pleiku 31 tỷ đồng, Kbang 22 tỷ đồng, Chư Sê 8,5 tỷ đồng, An Khê 10 tỷ đồng… Đến nay, tổng dư nợ chương trình cho vay nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 226 tỷ đồng.

Nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội đã giúp nhiều hộ gia đình thực hiện ước mơ về nhà ở, sớm ổn định cuộc sống. Ảnh: Sơn Ca

Nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội đã giúp nhiều hộ gia đình thực hiện ước mơ về nhà ở, sớm ổn định cuộc sống. Ảnh: Sơn Ca

Năm 2023, Trung ương giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho Ngân hàng CSXH tỉnh thực hiện cho vay nhà ở xã hội là 100 tỷ đồng. Sau đó, Trung ương tiếp tục bổ sung thêm nhiều đợt vốn cho Chi nhánh, nâng chỉ tiêu tăng trưởng vốn vay nhà ở xã hội năm 2023 lên 158 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Chí-Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh-cho biết: “Đến nay, các chương trình tín dụng theo kế hoạch gần như đã giải ngân xong, tăng trưởng tín dụng đạt 7%, chỉ còn lại 2 chương trình lớn là cho vay nhà ở xã hội và cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Trong thời gian còn lại của năm 2023, chúng tôi chỉ đạo các phòng giao dịch rà soát, tập trung giải ngân hết nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội theo kế hoạch. Chúng tôi phấn đấu tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt 10%”.

Theo đó, Ngân hàng CSXH tỉnh tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách tín dụng nhà ở xã hội để các đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng tiếp cận; đồng thời, tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận vốn được thuận lợi, nhanh chóng. Các phòng giao dịch chủ động rà soát kế hoạch vốn hàng năm theo nhu cầu, đảm bảo nguồn vốn được giải ngân đủ, kịp thời đến các đối tượng.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).