Ra Giêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Có một khoảng thời gian sau Tết Nguyên đán, những ngày tháng Giêng ấm nồng và trong trẻo thường được gọi là “ra Giêng”.

Ra Giêng là khi mùa đông lạnh giá vừa đi qua, mùa xuân dịu dàng đang đến cùng khí vị ngọt ngào của đất trời. Những nụ hoa chúm chím trên cành, những chồi non tách vỏ xòe lộc biếc, tiếng chim đuổi nhau lích rích, chíp chiu trong vòm lá, sự sinh sôi tượng hình trong từng nõn búp, từng dòng nhựa chảy trong thân cành. Hơi xuân quyện trong hương hoa chanh, hoa bưởi nồng nàn, thơm ngát. Ra Giêng là những ngày đẹp nhất của mùa xuân.

Lòng người buổi ra Giêng cũng hệt như “khăn mới thêu”, phơi phới, hân hoan bao hy vọng và mộng ước. Những lo toan, dồn đuổi của áp lực công việc, của gánh mưu sinh chưa kịp đè nặng trên vai. Hay ít ra, người ta cũng đang tạm buông bỏ, cho thân, tâm nhẹ nhõm. Ra Giêng là lúc thích hợp để thực hiện những dự định lớn lao, những sự kiện trọng đại trong đời: làm nhà, ăn hỏi, khai trương, cưới vợ... “Ra Giêng anh cưới em”, “ra Giêng mở móng”, “ra Giêng mở hàng”… trở thành những câu nói quen thuộc với nhiều người trong chúng ta không biết tự bao giờ. Người ta tin và mong, mọi sự khởi đầu khi ra Giêng đều mang lại niềm vui và kết quả tốt đẹp.

Thế hệ trẻ ngày nay ít ai biết rằng, tháng Giêng lại thường là thời gian khởi đầu của những nỗi buồn lo ở phần đông các gia đình nông thôn Việt Nam thế kỷ trước. Dẫu Tết vừa đi qua, hoa mơ, hoa mận còn nở trắng vườn và những đợt lạnh còn lướt thướt kéo qua những ngày ẩm ướt đầu năm, nhiều người dân quê đã bắt đầu nỗi lo cơm áo đến thắt lòng. Niềm vui ngày Tết tan nhanh như một giấc mơ. Giữa những cánh đồng mờ sương, nông dân bì bõm lội bùn mò cua bắt tép. Tháng Giêng dài lê thê trong mưa phùn, rét và đói.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Đang là những ngày cuối Giêng. Lạ làm sao, những hàng cây trên đường lại miệt mài trút lá. Đâu phải mùa thu mà lá vẫn rơi ngập đường. Hình như có quá nhiều sự đổi thay ở cả thiên nhiên và con người. Cây cối vẫn ra hoa trổ lộc nhưng song hành cùng nó là sự tàn phai, héo úa giữa mùa xuân. Cuộc sống bây giờ no đủ hơn nên người ta không mấy bận lòng cái ăn cái mặc. Với nhiều người, nhiều gia đình, những cuộc du xuân bắt đầu từ mùng 2 Tết nối dài đến hết tháng Giêng.

Tuy nhiên, cuộc đời vẫn luôn tiềm ẩn những nguy cơ, bất ổn khó lường, nằm ngoài những dự định tính toán của con người. Nhớ lại, tháng Giêng năm nào, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc), cả nhân loại hoang mang, lo âu và sợ hãi. Đại dịch càn quét qua các quốc gia, gây nên những tổn thất nghiêm trọng về người và của, đặt ra những thách thức không nhỏ cho loài người trong việc kiềm chế và kiểm soát dịch bệnh. Và tháng Giêng này, khi năm mới vừa sang, 2 trận động đất kinh hoàng đã xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, biến những thành phố xinh đẹp thành đống hoang tàn đổ nát và cướp đi sinh mạng hàng chục ngàn người. Hiểm hoạ sinh tử phút chốc khiến mạng sống con người trở nên bé nhỏ, mong manh. Giàu sang, phú quý trở nên vô nghĩa khi tất thảy thành tro bụi chỉ trong chốc lát. Những diễn biến khó lường của thiên tai, dịch bệnh vẫn luôn rình rập đe dọa cuộc sống con người, khiến ta nghĩ nhiều hơn về giá trị sống và niềm vui sống đích thực. Nhớ lại những tháng năm qua và nghĩ về những năm tháng tới, không phải để so sánh hay lo âu, mà để trân quý hơn hiện tại, chắt chiu những giá trị sống quý báu mà ta đang sở hữu. Một hình hài khỏe mạnh, một tâm hồn đẹp đẽ, một bầu trời hòa bình và khả năng tự lao động ở mỗi người là tài sản vô giá của mỗi chúng ta và của cả đất nước này.

Tháng Giêng đang dần đi qua, trong niềm vui và nỗi buồn, như hàng cây trên đường vừa đâm chồi vừa trút lá. Thì hãy cứ tin và mong, những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với tất cả chúng ta.

Có thể bạn quan tâm

Sắc màu tháng ba

Sắc màu tháng ba

(GLO)- Dấu chân thời gian đang chạm dần vào vạch cuối của mùa xuân để chào đón mùa hạ. Khoảnh khắc nhấn nhá này rắc lên thiên nhiên những mảng màu sống động đầy mê hoặc trong sắc màu tháng ba.
Ông Kpuih Jol-“Cầu nối” văn hóa truyền thống của làng Hle Ngol

Ông Kpuih Jol-“Cầu nối” văn hóa truyền thống của làng Hle Ngol

(GLO)- Già làng Kpuih Jol được nhiều thế hệ người làng Hle Ngol (xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) yêu mến bởi ông như “cầu nối” mạch nguồn văn hóa truyền thống của người Jrai. GJol không ngừng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn để các giá trị truyền thống ngày càng phong phú, sinh động.
Mắt quê

Mắt quê

Người ta bước chân ra phố tính chuyện đi xe nào hay mở ứng dụng đặt xe, nhưng dân miệt sông nước thì quen với chiếc ghe, chiếc xuồng hay phi thẳng vỏ lãi (phương tiện di chuyển trên sông, thường làm bằng vật liệu composite) mà đi chợ cho kịp buổi sớm mơi.
Quê hương bên những ngọn đồi

Quê hương bên những ngọn đồi

(GLO)- Năm 2014, sau khoảng thời gian trở về từ giảng đường đại học mà chưa tìm được việc, tôi quyết định vào TP. Hồ Chí Minh. Xe lăn bánh, đêm thật dài, tôi kéo rèm nhìn ra bóng tối trôi bên đường, nghĩ mông lung về những gì đang chờ mình khi xe dừng ở Bến xe Miền Đông mà tự nhiên trống trải.

Con ngồi đợi mẹ bên thềm

Con ngồi đợi mẹ bên thềm

Ý niệm về không gian cư trú trong đời sống dân gian thường gắn kết với những bài học về luân thường đạo lý. Bắt đầu từ ca dao, tục ngữ, cái ngạch cửa thềm nhà bỗng ý vị với rất nhiều nhắn nhủ...
Sắc màu hy vọng

Sắc màu hy vọng

(GLO)- Mùa xuân đến, đất trời như được mặc chiếc áo mới với cây cối xanh tươi, đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. Mùa xuân cũng là lúc những hy vọng được ươm mầm để người ta tin vào điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Lối cỏ hoa

Lối cỏ hoa

(GLO)- Mùa xuân bao giờ cũng dành cho mình một lối cỏ hoa. Tôi nhận ra điều ấy khi tóc đã bạc, chân đã bước qua nhiều miền đất xa xôi. Đi từ ngõ nhà mình ra thấy con đường bụi bặm hôm nào bỗng hào hứng đón nhận bước chân ta bằng muôn thứ hoa cỏ mà có hỏi mãi cũng chẳng thể nào biết hết tên.

Nhớ mẹ

Nhớ mẹ

(GLO)- Không hiểu sao khi bước vào tháng Giêng, tôi lại thường nghĩ về mẹ. Tháng Giêng như một cánh cửa khép lại năm cũ và bước sang năm mới với bao ước vọng, bao khấp khởi mừng vui.

Hương vị rau cần

Hương vị rau cần

(GLO)- Những người con xa xứ như tôi, mỗi lần nhớ về quê hương không thể không nhớ về Tết quê. Nỗi nhớ ấy như sâu hơn, đằm hơn, chất chứa tầng tầng lớp lớp còn bởi hương vị riêng của thứ rau quê kiểng mà cứ làm vương vấn thêm nỗi lòng của những đứa con xa nhà.

Sống chậm cùng những vòng xe

Sống chậm cùng những vòng xe

Trong cái nhộn nhịp, tất bật của phố phường khi tết đã qua, guồng quay cuộc sống trở lại thường nhật, đâu đó giữa Sài Gòn, chúng ta vẫn cảm nhận được cái bình dị, chậm rãi khi rong ruổi trên những chiếc xe đạp, dẫu đôi khi áo đã ướt đẫm mồ hôi.
Ngọt ngào hương sắc hoa cà phê

Ngọt ngào hương sắc hoa cà phê

(GLO)- Tây Nguyên đang giữa mùa khô. Những ngày này, nắng vàng ươm đầy trời. Và gió thổi vào nắng, vào cỏ, vào cây trên mọi nẻo đường. Sau mấy ngày nghỉ Tết, bà con nông dân bắt đầu lên rẫy tưới nước cho vườn cây cà phê vừa qua đợt thu hái.

Thuyền hoa

Thuyền hoa

"Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ..." là mỗi lần tôi lại nao nao với những kỷ niệm của mùa xuân và ngày tết. Con người ta thật lạ, xuân năm nào cũng đến, mỗi năm đều đặn vào dịp cố định, vậy mà cái cảm giác chộn rộn mong chờ vẫn cứ háo hức như là tươi mới.
Hồi sinh những nhành hoa

Hồi sinh những nhành hoa

(GLO)- Năm nào cũng vậy, sau Tết Nguyên đán ít ngày, mấy người bạn của tôi lại dành thời gian dạo quanh phố phường hay lang thang trong hầu hết các con hẻm để gom những cành đào đã trưng hoặc những chậu cúc hoa tàn ở bên lề đường.

Ra Giêng…

Ra Giêng…

(GLO)- Ông bà ta khi xưa dù làm lụng vất vả quanh năm, ngày thường có thể “cơm dưa muối” chưa no bụng, nhưng 3 ngày Tết phải đủ đầy. Vậy nên mới có đôi câu đối: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.