Về chốn cao nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đà Lạt cho tôi cảm giác thật lạ lùng, vừa gần gũi lại vừa xa vời.

Gần vì tôi đang sống tại miền đất thông reo gió hát, uống dòng nước mát lành chảy từ rặng Lang Biang quanh năm mây phủ. Lại thấy khó nắm bắt bởi vùng đất này với tôi quá mới mẻ, khi thành phố rộn ràng kỷ niệm 130 năm vào năm 2023, tôi mới thực hiện cuộc chuyển dời đến làm cư dân phố núi. Mỗi cảnh sắc, mỗi gam màu, mỗi âm thanh bổng trầm, mỗi câu chuyện của đô thị cao nguyên đều gợi cho tôi nhiều xúc cảm.

ve-chon-cao-nguyen.jpg
Đà Lạt, một góc nhìn. Ảnh: Võ Trang

Không biết tự bao giờ, hai chữ “Đà Lạt” đã khắc sâu trong tiềm thức của tôi, ngay cả khi tôi chưa biết đến dáng hình của nó. Có lẽ từ khi mẹ kể cho tôi nghe về miền núi đồi quanh năm giá lạnh, nơi người phụ nữ có làn da trắng nõn, đôi má ửng hồng, nơi người người luôn mặc áo len, áo măng tô, quàng khăn đội mũ khi ra đường. Hay khi tôi xem những tấm hình đen trắng mẹ tha thướt áo dài bên thác Cam Ly, bên hồ Xuân Hương thông nghiêng bóng đổ. Hay khi tôi nghe kể về chuyện tình bi thương ở Đồi thông hai mộ, sự tích hồ Than Thở, đỉnh núi Lang Biang, nghe nhắc đến những địa danh đã trở thành chỉ dấu như Đồi Mộng Mơ, Thung lũng Tình yêu, thác Prenn. Hay là lúc tôi thổn thức với giai điệu những bản tình ca, những bài thơ phảng phất khói sương miền mộng ảo... Tôi không biết và cũng không đi tìm câu trả lời cho mình, chỉ biết miền đất Đà Lạt luôn nằm đâu đó trong tâm trí tôi, là niềm mong ước được một lần đến thăm, là câu trả lời từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường khi ai đó hỏi sau này muốn sống ở đâu. Sau này gặp gỡ trò chuyện với nhiều người, mới biết không chỉ có mình tôi vấn vương tơ tưởng về miền đất mờ sương ngay cả khi chưa biết nhiều về nó.

Tôi vẫn còn nhớ cảm giác háo hức khi lần đầu đến Đà Lạt trong một chuyến công tác ngắn ngày. Thật khác xa với vùng biển nơi tôi sinh ra, càng không giống với đô thị sông nước phương Nam mà tôi gắn bó suốt những tháng năm tuổi trẻ. Tôi ngắm nhìn đô thị bằng đôi mắt của đứa trẻ tò mò khám phá mọi thứ xung quanh. Những lần đến đi sau đó, tôi vẫn giữ nguyên cảm xúc ấy. Mỗi nếp nhà chênh vênh bên sườn dốc, mỗi con đường khúc khuỷu quanh co, mỗi vườn dâu tây đỏ mọng, mỗi khóm hoa chúm chím bên đường đều gợi cho tôi bao điều lạ lẫm. Tôi lặng nhìn những rặng thông ngàn năm thinh lặng, liên tưởng đến những thành trì ngày đêm bảo vệ sự sống cho xứ sở. Tôi đứng trên "nóc nhà Tây Nguyên" ngắm bầu trời chia thành hai nửa, một bên vần vũ những đụn mây xám nặng nề trút nước xuống thung sâu, một bên rực rỡ nắng vàng ươm chiếu rọi. Tôi lái xe đuổi theo mưa, ngước nhìn đỉnh núi bị mưa giăng thành một màu trắng đục, để rồi khi đến nơi, trời đã quang, mây đã tạnh, chỉ có hơi nước là đà tạo thành những dải mây trắng mỏng vắt vẻo trên tán thông sũng nước. Tôi chìm trong giá lạnh của cao nguyên trên con dốc Cam Ly ngắm thành phố về đêm. Đêm trong trẻo, đêm thanh bình, đêm tĩnh lặng. Đêm xóa hết mọi ồn ã ban ngày, phố lung linh mờ ảo, sương nhảy múa dưới ánh đèn, cỏ cây ướt sũng hơi sương, đầu tóc tôi cũng được sương tắm gội đến tê lạnh. Tôi tha thẩn trong những con ngõ hun hút cơ hồ như chạy đến vô cùng, những con đường nhấp nhô lên xuống, lắng nghe vẻ yên ắng của đêm. Thỉnh thoảng có vài tia sáng của đèn xe chạy vụt qua xuyên thủng màn đêm tịch mịch, thanh âm từ đâu vọng lại, xôn xao lên phút chốc rồi trả lại đêm vẻ tĩnh lặng bao trùm. Tôi lại dặn mình thức giấc trước ông mặt trời để mục kích vẻ đẹp cao nguyên khi mọi thứ còn lờ đờ ngái ngủ, núi đồi trùng điệp, nhà cửa lô xô, vườn tược im lìm đều chìm trong dòng sông sương lênh loang tuôn chảy. Để rồi khi bình minh ló dạng, tôi được thưởng thức bữa tiệc sương lung linh nhảy nhót dưới những dải nắng đầu ngày trước khi tan biến vào thinh không.

Cho đến bây giờ, khi đã chọn vùng đất này thành nơi an trú, khi đang bắt nhịp với cuộc sống thường ngày, tôi vẫn dành cho mình những khoảng lặng, để ngắm thành phố với con mắt của một lữ khách nhàn du.

Tôi lần theo cung đường ngày trước Alexandre Yersin khám phá ra cao nguyên, đến khu vực xung quanh quảng trường, nơi có bức tượng ông nhìn về ngọn Lang Biang chìm khuất trong mây, hình dung về quang cảnh Đà Lạt lúc nhà thám hiểm đặt chân đến, nơi có những nếp nhà và ruộng lúa của đồng bào thiểu số, những người sinh ra từ rừng núi và gắn cả cuộc đời với núi rừng. Tôi đến vùng Đan Kia ngắm những đồi thông xanh mướt trải dài bên dòng Đạ Dâng đổ nước vào hồ Suối Vàng, hồ Đan Kia mênh mang khói sóng, ngắm Nhà máy Thủy điện Ankroet như ngôi biệt thự xinh đẹp giữa rừng thông xanh rì, bên ngọn thác ngày đêm ầm ào tuôn chảy. Tôi đến thăm những dinh thự nhuốm màu thời gian, những dinh thự vua chúa, để cảm nhận từng viên đá sỏi, từng nhành cây, ngọn cỏ, từng bức tường rêu phong vẫn còn phảng phất màu vàng son một thời. Tôi dừng thật lâu trước những tòa biệt thự đổ nát với niềm xót xa tiếc nuối, tự hỏi những chủ nhân xưa còn hay mất, nếu biết những ngôi nhà xinh xắn rộn tiếng cười thuở nào giờ chỉ còn lại đống hoang tàn, họ sẽ ngậm ngùi xiết bao.

Tôi tha thẩn thả bộ quanh hồ Xuân Hương yên ả giữa phố phường nhộn nhịp, nhìn cánh chim bói cá chao lên liệng xuống, tự hỏi dưới lòng hồ thăm thẳm kia đang cất giữ bao nhiêu ký ức, bao nhiêu thăng trầm theo dấu vết thời gian. Tôi ngắm những công trình chạy dài theo mặt hồ trong vắt. Này nhà Thủy Tạ trắng thanh thoát bên hồ. Này khách sạn Dalat Palace nguy nga dệt nên chuyện tình của đế vương và hoàng hậu cuối cùng của đất nước, cũng nơi ấy chứng kiến những biến động thời cuộc ở mỗi thời kỳ trong quá khứ. Này tháp bút trường Lycee Yersin xưa mờ ảo trong hơi sương buổi sáng, kiêu hãnh vươn mình đưa khát vọng tri thức đi xa. Này Đồi Cù xanh mướt xa xa là dãy núi xanh rì. Này ngôi chợ Đà Lạt bề thế thuở nào nay khiêm cung đứng giữa những công trình bao bọc. Này quảng trường Lâm Viên nổi bật hai đóa hoa đặc trưng của phố núi, dập dìu lữ khách ghé thăm. Này tiệm cà phê Thanh Thủy tim tím ven hồ. Này tiếng lộc cộc nhặt khoan của xe thổ mộ, như tiếng vọng về từ miền xa thẳm.

Tôi mê mẩn những ngôi làng trong lòng phố, những vườn hoa trái rực rỡ sắc màu, nghe kể về hành trình từ thời khai hoang lập ấp, để tạo nên những làng Hà Đông, Vạn Thành, Thái Phiên, Đa Thiện, Đa Phú, Trường Xuân... góp phần tạo nên thương hiệu xứ rau, hoa. Mỗi loài hoa, mỗi giống rau đều trở nên sinh động bởi câu chuyện kể từ khi du nhập, để sau bao năm trở thành đặc sản đi đến muôn phương.

Tôi ngắm vùng đất theo chiều ngang để thấy những dấu ấn khác biệt với những nơi tôi từng đặt chân đến, tôi lại tò mò muốn nhìn theo chiều dọc, muốn hiểu về hành trình khai mở, muốn biết những tầng nông sâu của mỗi địa danh phong cảnh. Đà Lạt lần đầu tôi nhìn thấy cách đây mười lăm năm đã là một thành phố hiện đại xen lẫn với nét cổ kính phương Tây. Tôi không có những hoài niệm về Đà Lạt của thời quá vãng, chỉ mong hiểu thêm đôi chút về nơi mình đang sống, qua những câu chuyện của người xưa, những trang sách úa màu thời gian.

Cũng lạ, Đà Lạt là một đô thị trẻ so với chiều dài của đất nước, lại chứa trong mình biết bao dấu vết lịch sử, những biến động thời cuộc, những hoài niệm qua ký ức của nhiều thế hệ, những rực rỡ cùng những tàn phai. Từng tấc đất con đường của xứ sở đều mang lớp trầm tích của riêng mình. Có quá nhiều điều tôi muốn khám phá, và rồi tôi lại chọn cách giản đơn nhất là yêu thương vùng đất này, giữ cho mình tâm thế háo hức như thuở ban đầu, mong muốn hòa hơi thở vào nhịp đập thành phố, để lắng vui buồn vào những động cựa của xứ cao nguyên.

Theo Ký: HOÀNG NGỌC THANH (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoa trang đỏ

(GLO)- Mỗi dịp 8-3 hay 20-10, khi thấy người thân, bạn bè gửi những bó hoa tươi thắm tới người phụ nữ mà họ yêu quý, lòng tôi lại bùi ngùi nhớ mẹ. Mẹ đã rời xa tôi gần 20 năm. Còn tôi lại chưa một lần tặng hoa cho mẹ.

Chạm miền thương nhớ

Chạm miền thương nhớ

(GLO)- Chiếc xe rẽ trái đưa chúng tôi vào con đường làng. Cánh đồng xanh giữa những vườn dừa tươi tốt dần hiện ra trước mắt. Một cảm xúc thật lạ kỳ đang dâng lên trong lòng.

Minh họa: H.T

Nơi những cánh chim trở về

(GLO)- Ngày bé, tôi thường phải ở nhà một mình. Với một đứa trẻ, điều ấy chẳng những không thú vị mà còn đáng sợ. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Ở nhà một mình” của đạo diễn Chris Columbus sẽ thấy cậu bé Kevin phải đối diện với những hiểm nguy ra sao. 

Phụ nữ là để yêu thương

Phụ nữ là để yêu thương

(GLO)- Không phải ngẫu nhiên mà xưa nay danh xưng “phái đẹp” lại chỉ dùng khi nói về phụ nữ. Họ còn được ví như những bông hoa tươi thắm với tất cả sự nâng niu, yêu mến bởi cái đẹp tự thân không thể phủ nhận.

Tháng ba

Tháng ba

(GLO)- Tháng ba về, vùng đất Tây Nguyên lại chuyển mình trong một bản hòa ca của sắc màu và hương thơm. Đây là một trong những thời điểm đẹp và đặc biệt nhất trong năm của cao nguyên đầy nắng gió này. Cả đất trời trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết, dễ khiến lòng người lưu luyến nhớ thương.