“Viết tiếp câu chuyện hòa bình”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tháng Tư về, những cơn gió cao nguyên như dịu lại. Trên triền đồi cà phê, những chùm lá non đang cựa mình vươn dậy. Biển Hồ lặng im, soi bóng đất trời và những tầng mây ký ức.

Khí trời nhẹ nhàng, sáng trong như để chào đón thời khắc thiêng liêng của dân tộc-thời khắc mà 50 năm trước, đất nước hát khúc ca khải hoàn, non sông nối liền một dải.

Trong những sớm mai như thế, lòng tôi lại ngân nga những giai điệu hào hùng trong ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung.

viet-tiep-cau-chuyen-hoa-binh-bg.jpg
Minh họa: HUYỀN TRANG

Tôi được sinh ra trong hòa bình, chưa từng thấy cảnh bom đạn, chết chóc, hoang tàn của chiến tranh… Nhưng, tôi lớn lên cùng lời kể của bà, của cha về những ngày “bám rừng giữ làng”, về tiếng cồng chiêng rộn ràng khi nghe tin đất nước hòa bình. Tôi được học, được đọc về những cuộc hành quân của đoàn quân giải phóng qua núi rừng, về người Bahnar, Jrai gùi gạo nuôi bộ đội, che chở cán bộ, về những mái nhà rông từng là căn cứ cách mạng.

Tôi sinh ra trên quê hương Kbang, nơi có Anh hùng Núp, có căn cứ cách mạng Krong. Vậy nên, dù không chứng kiến, tôi luôn thấy mình mang ơn sâu nặng với quê hương, đất nước.

Gia Lai hôm nay đã khác xưa. Những con đường thênh thang, phố thị tấp nập, làng quê đổi mới. Giữa vùng đất đỏ bazan, thế hệ 2K chúng tôi đang viết tiếp câu chuyện của cha ông bằng những công việc vô cùng ý nghĩa. Đó có thể là một dự án khởi nghiệp từ nông sản địa phương, một bài nghiên cứu về văn hóa cồng chiêng, mô hình du lịch cộng đồng…

Chúng tôi biết, hòa bình không phải là một ngày mà là một hành trình. Và hành trình ấy chưa bao giờ dừng lại. Bởi tự do là để gìn giữ, hòa bình là để bồi đắp. Lý tưởng của chúng tôi không phải là sao chép quá khứ, mà là làm cho hiện tại trở nên xứng đáng với hy sinh của ngày hôm qua.

Chúng tôi tin rằng hòa bình sẽ được khắc sâu không chỉ trong tượng đài, sử sách, mà còn trong từng hành động nhỏ mỗi ngày. Như cách ta giữ gìn rừng, chăm sóc một mầm cây, giữ mát một dòng suối, dạy trẻ em biết nói lời yêu thương bằng tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình.

Hôm nay, dưới tán rừng đại ngàn, về thăm Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong, lòng bồi hồi xúc động, miệng tôi thầm hát bài “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”.

Những ca từ như khắc sâu trong trái tim không chỉ là câu hát, mà là trách nhiệm của mỗi người trẻ: “Cùng tôi viết tiếp câu chuyện hòa bình/Nhìn quê hương sáng tươi trong bình minh/Nhìn ánh nắng chiếu rực rỡ quốc kỳ tung bay phấp phới/Tạ ơn những người gìn giữ nước non Đại Việt nghìn năm trước”.

Tôi hiểu sâu sắc hòa bình hôm nay được đánh đổi bằng xương máu cha ông, thì nhiệm vụ của thế hệ trẻ chúng tôi là giữ gìn, trân trọng, làm giàu đẹp thêm đất nước này bằng tri thức, lòng nhân ái và những nghĩa cử tốt đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian.