Đọc để hiểu mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

1-anh-quynh-trang.jpg
Việc duy trì thói quen đọc sách giúp mỗi người hiểu rõ bản thân mình hơn. Ảnh: Quỳnh Trang

Thời chúng tôi còn đi học, có lẽ vì dạo ấy các loại hình giải trí còn chưa phong phú nên đọc sách là một trong những nhu cầu thiết yếu với nhiều người.

Sau giờ học, chúng tôi thường rủ nhau lên thư viện ngồi đọc sách và đăng ký mượn đem về. Những cuốn sách được xem như người bạn quý, không chỉ đem đến nguồn thông tin, kiến thức bổ ích, giúp giải trí và bổ trợ nhiều kỹ năng mà còn giúp chúng tôi rèn giũa đức tính kiên trì.

Phải thật sự có sự kiên trì mới có thể đọc hết một cuốn sách, nhất là với những tác phẩm kinh điển. Lâu dần, tôi xem đọc sách như một việc để mình có thể hiểu bản thân hơn.

Ngày ấy, tôi có thói quen ghi chép lại những nội dung được cho là cần thiết và có thể giúp ích cho mình. Khi đọc sách báo, thấy nội dung nào hay là tôi cặm cụi chép vào sổ tay. Từ điển tích, điển cố, giai thoại văn học, chuyện văn nhân, các thể loại thơ ca, bài hát, đến công thức nấu ăn, châm ngôn cuộc sống…

Có những điều mà đến bây giờ đọc lại, tôi vẫn tâm đắc bởi thấy rất có ý nghĩa đối với mình. Những cuốn sách được tôi nâng niu và giữ gìn rất cẩn thận. Sách giáo khoa mượn từ thư viện về thường được tôi lấy giấy bao bọc lại phần bìa, đóng lại gáy cho chắc chắn. Những cuốn sách được cha tôi mua cho trong những chuyến công tác thì khỏi nói tôi quý đến nhường nào.

Đọc sách, tôi không chỉ được mở rộng hiểu biết mà còn phát hiện những điểm mạnh/yếu của mình, phát hiện những khả năng tiềm ẩn của bản thân và dám thử những việc mà trước đó không nghĩ là mình có thể làm được.

Một thông tin rất đáng mừng là việc đọc hiện nay đã được cải thiện đáng kể, nhất là trong giới trẻ. Bình quân, một người Việt Nam đọc 6,1 bản sách mỗi năm (trước đây là 1,4 bản/người).

Theo quan sát của cá nhân tôi, nhiều học sinh đã đem theo sách để đọc trong những giờ giải lao, thay vì lướt điện thoại hoặc đùa nghịch, tán gẫu. Nhiều bạn trẻ đã dần nhận ra giá trị thực sự của việc đọc sách và tìm đến sách để trau dồi, phát triển bản thân. Nhiều em rất hào hứng khi được tham gia những giờ đọc sách ở thư viện trường.

Nhiều em chia sẻ rằng: Hiện nay, sách rất đa dạng về thể loại, bên cạnh sách khoa học còn có sách thường thức, sách kỹ năng, sách tham khảo, sách giải trí… Nội dung hữu ích, phong phú; hình thức trình bày, in ấn đẹp mắt là những lý do khiến giới trẻ tìm đọc sách ngày càng nhiều.

Có những nhóm học sinh còn mạnh dạn tham gia các cuộc thi như: giới thiệu sách trực tuyến, đại sứ văn hóa đọc… với chất lượng khá thuyết phục. Đó là những tín hiệu vui báo hiệu sự trở lại đầy hy vọng đối với văn hóa đọc.

Dù công việc bận bịu, tôi vẫn duy trì thói quen đọc sách. Có thời gian thì đọc nhiều, bận việc thì đọc vài trang, như cách để giữ một thói quen tốt. Mỗi khi đối diện với trang sách, tôi như được trò chuyện với một người bạn tâm giao, sâu sắc và kín kẽ.

Mỗi cuốn sách đem đến cho tôi sự trải nghiệm, suy ngẫm và tích lũy kiến thức, kỹ năng. Có cuốn sách còn đem đến những bài học để tôi đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.

Với tôi, sách luôn là người bạn quý, lặng lẽ bồi đắp những giá trị thực sự vững bền. Và như bao năm qua kể từ khi gắn bó, những cuốn sách luôn giúp tôi biết lắng nghe, trước hết là để hiểu được chính bản thân mình.

Có thể bạn quan tâm

Bánh tráng Bình Định

Bánh tráng Bình Định

(GLO)- Bánh tráng có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trên cả nước, cả trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Thế nhưng chẳng hiểu sao, tôi cứ nghĩ và nhớ về món bánh tráng Bình Định. Có lẽ là bởi không ở nơi đâu bánh tráng lại đa dạng và có thể ăn vào mọi dịp như “xứ nẫu”.

Gặp lại thanh xuân

Gặp lại thanh xuân

(GLO)- Tôi từng thấy chị gái mình đứng thật lâu trước tấm gương. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ chị đang nhìn xem có vết nám nào trên mặt như một sự lo âu thường thấy của phụ nữ nhưng không phải.

Tiếng ve gọi hè

Tiếng ve gọi hè

(GLO)- Ai cũng từng trải qua những ngày cắp sách đến trường, cũng từng háo hức đợi tiếng ve gọi hè sang, từng bâng khuâng trước những cánh hoa phượng vĩ đầu mùa.

Vừa vặn sống

Vừa vặn sống

(GLO)- Thỉnh thoảng, trong một buổi sớm mai, nếu không phải bận bịu quá với công việc, tôi thường ngồi bên vỉa hè, dưới một gốc thông.

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.