Món quà của chị Hai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Còn nhớ, mỗi lần tổng kết năm học, ai cũng có phần thưởng khệ nệ bê về nhà, trừ tôi. Xấu hổ vô cùng, vậy nhưng cái tật làm biếng tôi mãi vẫn không bỏ được.

Dễ hiểu vì sao tôi luôn bị cha mẹ, anh chị rầy la. Cha tôi gốc gác nông dân, học hành chẳng được bao nhiêu nhưng rất quý trọng chữ nghĩa. Cha nai lưng cả đời cày cuốc chỉ với một khát khao duy nhất là nuôi các con “thoát dốt”, ăn học thành tài. Với cha, con cái học giỏi là niềm tự hào của gia đình. Vậy nên đứa học hành bí bét như tôi khiến cha buồn không kể xiết.

Tuổi mới lớn, suy nghĩ, nhận thức còn non nớt nhưng lại dễ xúc động, tủi thân. Những lúc ấy, tôi cảm thấy cuộc đời thật đáng ghét, gia đình sao mà bất công. Không ai chịu hiểu chuyện học đối với tôi cực nhọc thế nào. Tâm trạng “ghét đời” ấy khiến tôi ngày càng trở nên căng thẳng, trầm uất. Đôi khi, tôi tưởng chừng mình đang rớt xuống địa ngục.

Năm tôi đang học lớp 5 thì chị Hai tôi ở xa về. Chị Hai là chị nuôi, lúc nhỏ sống chung với gia đình, giờ có chồng ra riêng. Chị từng học giỏi, hiền ngoan, lại làm cô giáo nên cha mẹ tôi rất quý. Chị hỏi thăm sắp lượt tình hình từng người một, tới thằng út là tôi, cha mẹ tôi đang vui bỗng sầm mặt. Chị Hai im lặng lắng nghe mọi người “kể tội” tôi, vẻ mặt hết sức đăm chiêu. “Thôi, cả nhà cứ bình tĩnh, để con thử khuyên em”-chị Hai đáp từ.

12-3973.jpg
Minh họa: HUYỀN TRANG

Suốt thời gian về thăm nhà, hầu như ngày nào chị cũng tìm cớ dắt tôi đi chơi. Không đả động tới “tội trạng”, chị cứ nhỏ nhẹ tâm tình, khuyến khích tôi nói ra bằng hết những nỗi niềm, ấm ức. Một tháng sống cùng chị, nỗi buồn trong tôi dường như vơi bớt. Trước ngày chia tay, thấy vẻ mặt rầu rĩ của tôi, chị cười, dúi cho một cuốn sách nhỏ rồi bảo: “Chị có quà tặng em. Em nghe chị, đọc kỹ. Đọc xong bảo đảm em sẽ hết buồn”.

Đó là cuốn truyện “Vượt đêm dài” của nhà văn Minh Quân. Truyện kể về cậu bé Tâm, nhà nghèo, đêm đêm phải cùng mẹ đi đổ rác thuê. Nhìn những đứa trẻ được tung tăng cắp sách đến trường, cậu âm thầm nuôi một khát vọng cháy lòng: Đi học! Cái khát vọng ấy lớn đến nỗi Tâm từng tự nhủ: “Mình mà được đi học (…) lụt mình cũng đi chớ kể gì cái thứ mưa!”. Giống như tôi, Tâm cũng oán cha, giận mẹ nhưng khác tôi ở chỗ Tâm oán giận vì… không được đi học. Cậu đâu hiểu rằng cha mẹ cậu không có lỗi. Lỗi chính ở số phận, ở nghịch cảnh, ở nỗi thiệt thòi triền miên của những kẻ mang cái “tội nghèo”. Khi vĩnh viễn mất cha, Tâm mới bàng hoàng hiểu ra không ai yêu thương cậu bằng cha mẹ. Sự thức tỉnh của tình yêu thương, cộng với lòng ham học đã giúp Tâm có đủ ý chí, nghị lực, quyết tâm vượt qua “đêm dài” tăm tối của cuộc đời.

Gập cuốn sách lại, lần đầu tiên trong đời không bị ai la rầy nhưng tôi vẫn khóc. Tôi khóc cho sự mê muội của mình vì đã oán giận cha mẹ. Thử hỏi, cha tôi dù nghiêm khắc đến cỡ nào vẫn chưa tới mức nát rượu, thậm chí làm nhiều chuyện sai trái như cha của Tâm. Mẹ tôi chắc chắn không cộc cằn như mẹ Tâm. Gia cảnh tôi cũng chưa khó khăn đến mức bắt tôi phải cùng mẹ đêm đêm đi đổ rác thuê để kiếm sống. Cái khát vọng được đi học của cậu bé Tâm trong truyện khiến tôi sạm mặt vì xấu hổ khi nghĩ tới chuyện mình sợ học như sợ... hủi. Trong khi Tâm tuyên bố trời lụt cũng sẵn sàng đi học thì tôi, hôm nào trời mới mưa hơi to chút đã rụt đầu rụt cổ, viện đủ lý do để không phải tới trường. Rõ ràng, tôi đang có đầy đủ hết những thứ mà cậu bé Tâm bất hạnh kia phải ao ước suốt những “đêm dài” nhưng tôi không biết quý. Vỡ ra được những điều đó cũng không phải chuyện dễ dàng gì với đứa trẻ còn non nớt như tôi khi ấy. Thế nhưng, nhờ cuốn sách mà chị Hai tặng đã giúp tôi ngộ ra để sống khác đi và vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn nhờ chăm chỉ học tập.

Có thể bạn quan tâm

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Ai cũng có một tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Tuổi thơ của chúng tôi ngày ấy ở quê cũng “đặc biệt” lắm. Đó là ngoài việc đi học, còn phải phụ giúp gia đình chăn bò, cắt cỏ, làm đồng. Tất nhiên, đó cũng là những ngày tháng vui chơi đầy ắp tiếng cười.

Minh họa: Huyền Trang

Nắng đượm thềm xuân

(GLO)- Trời nhè nhẹ dần ấm lên theo bước đi chầm chậm của mùa xuân. Ai cũng có cảm giác ngày tháng thênh thênh dài rộng hẳn ra, dù mỗi ngày vẫn chừng ấy giờ đồng hồ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoa trang đỏ

(GLO)- Mỗi dịp 8-3 hay 20-10, khi thấy người thân, bạn bè gửi những bó hoa tươi thắm tới người phụ nữ mà họ yêu quý, lòng tôi lại bùi ngùi nhớ mẹ. Mẹ đã rời xa tôi gần 20 năm. Còn tôi lại chưa một lần tặng hoa cho mẹ.

Chạm miền thương nhớ

Chạm miền thương nhớ

(GLO)- Chiếc xe rẽ trái đưa chúng tôi vào con đường làng. Cánh đồng xanh giữa những vườn dừa tươi tốt dần hiện ra trước mắt. Một cảm xúc thật lạ kỳ đang dâng lên trong lòng.

Minh họa: H.T

Nơi những cánh chim trở về

(GLO)- Ngày bé, tôi thường phải ở nhà một mình. Với một đứa trẻ, điều ấy chẳng những không thú vị mà còn đáng sợ. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Ở nhà một mình” của đạo diễn Chris Columbus sẽ thấy cậu bé Kevin phải đối diện với những hiểm nguy ra sao. 

Phụ nữ là để yêu thương

Phụ nữ là để yêu thương

(GLO)- Không phải ngẫu nhiên mà xưa nay danh xưng “phái đẹp” lại chỉ dùng khi nói về phụ nữ. Họ còn được ví như những bông hoa tươi thắm với tất cả sự nâng niu, yêu mến bởi cái đẹp tự thân không thể phủ nhận.

“Gặp gỡ êm đềm”

“Gặp gỡ êm đềm”

(GLO)- Gần như không thể đếm được mỗi chúng ta đã có bao nhiêu lần gặp gỡ trong đời. Dù so với cái rộng dài của thế gian thì “môi sinh” của một người cũng chỉ là bầu không khí nhỏ thôi.

Hương mía

Hương mía

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước ở quê tôi, khi tháng Giêng về thường diễn ra một hoạt động mà đứa trẻ nào cũng đều rất háo hức đợi mong, đó là hợp tác xã tổ chức ép mía cho bà con nông dân. Lúc này, đám trẻ con chúng tôi thường được bố mẹ nhờ phụ giúp trông mía.

Minh họa: Huyền Trang

Mùa xanh vào giêng hai

(GLO)- Như một câu thơ bất chợt ngân lên, rồi líu ríu theo chúng tôi suốt cả chặng hành trình, khi mùa xuân đang ở độ thật đầy đặn, thật viên mãn: Mùa xanh vào giêng hai.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít tơ hồng

(GLO)- Một chiều, khi chở con gái đi dạo, tôi bần thần dừng lại trước một bờ giậu thấp vàng ruộm dây tơ hồng. Con gái tôi thích thú ồ lên khi thấy loài dây leo lạ. Nghe tôi nói tên, con còn thắc mắc vì sao dây leo chỉ có màu vàng, hoa thành chùm trắng mà lại gọi là dây tơ hồng.