Tháng Tư về nguồn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mục đích chuyến đi là đưa đoàn học sinh giỏi gồm 54 em tham dự kỳ thi Olympic truyền thống 30-4 tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP. Hồ Chí Minh). Hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức ấy càng trở nên ý nghĩa hơn khi đó cũng là hành trình về nguồn của thầy trò Trường THPT chuyên Hùng Vương chúng tôi.

Điểm đến đặc biệt của hành trình lần này là miền đất Củ Chi, đất lửa anh hùng từng ghi dấu những chiến công oanh liệt của Nhân dân miền Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Dẫu đã từng nghe, từng biết đến vùng “đất thép thành đồng” qua báo đài, sách vở nhưng khi đi dưới trời Củ Chi xanh miên man, cao lồng lộng, giữa những cánh rừng rợp mát bóng cây, chúng tôi không khỏi xúc động, bồi hồi.

Bởi lẽ, chiến tranh đã lùi xa nhưng chứng tích chiến tranh vẫn còn đó, là xác những chiếc xe tăng, máy bay còn nằm lại giữa rừng, những khẩu súng hoen rỉ dấu thời gian được trưng bày trong các tủ kính, là hệ thống địa đạo chằng chịt, dọc ngang nhiều tầng lớp còn nguyên dưới lòng đất, là tên tuổi của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì đất nước được khắc trên bốn bức tường đá hoa cương tại gian chính điện Đền tưởng niệm Bến Dược.

dia-dao-cu-chi-2-1.jpg
Ảnh: Internet

Củ Chi bây giờ thanh bình quá đỗi. Sông Sài Gòn quãng chảy qua đây cũng lặng như tờ, chỉ những đám lục bình cứ mải miết trôi.

Cả một vùng đất mênh mông từng là tam giác sắt bị đạn bom Mỹ cày xới, thiêu rụi trong chiến tranh, bị giặc Mỹ lùng sục từng mét đất để tìm diệt quân giải phóng giờ thành di tích lịch sử cấp quốc gia, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, tìm hiểu.

Như buổi sáng tháng Tư này, từ tờ mờ đã có nhiều đoàn cựu chiến binh, học sinh, sinh viên và các em nhỏ của trường tiểu học khu vực lân cận về dâng hương và tham quan khu di tích.

Những cây mít, cây bưởi sai trĩu quả, những giàn hoa nở thắm khắp các lối đi, những khu vui chơi rộn rã tiếng cười trẻ thơ khiến chúng tôi vừa mừng vui, hạnh phúc, vừa thấm thía giá trị quý báu của hòa bình.

Theo chân hướng dẫn viên, chúng tôi tiến vào lòng địa đạo, lom khom trong những ngách hầm chật chội, tối om, hình dung thuở cha ông chiến đấu một mất một còn với kẻ thù xâm lược bằng cơ mưu và trí dũng, bằng sức mạnh của lòng dân và thế trận chiến tranh nhân dân mà quá đỗi cảm phục, tự hào.

Trong không gian ấy, bài “Tiến quân ca” vang lên hào hùng. Chúng tôi đã cùng nhau hát Quốc ca như lần đầu được hát, bản hùng ca về cuộc chiến tranh nhân dân rền vang từ thuở “đoàn quân Việt Nam đi”, qua bao thế hệ nay càng hiện lên rõ rệt hình ảnh “cờ in máu chiến thắng mang hồn nước”…

Thì ra, lịch sử không phải là những con số, những trang giấy, không phải là những tháng ngày đã đi qua, đã lùi xa. Lịch sử vẫn luôn hiện hữu trong trái tim những người đang sống, trong nụ cười và nước mắt của mỗi chúng ta hôm qua và hôm nay.

Lịch sử nhắc chúng ta nhớ rằng, hòa bình không phải tự nhiên mà có, độc lập, tự do được đánh đổi bằng máu xương của các thế hệ cha ông nên càng phải biết trân quý, giữ gìn.

Khi tôi viết những dòng này cũng là thời điểm bộ phim điện ảnh “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” được công chiếu trên màn ảnh. Những ấn tượng đặc biệt, những cảm xúc thiêng liêng trong tôi về miền đất Củ Chi được cộng hưởng cùng những thước phim chân thực, sống động của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, một lần nữa cho tôi thêm thấm thía những năm tháng đau thương của đồng bào miền Nam trong chiến tranh chống Mỹ, thêm cảm phục tinh thần bất khuất, kiên trung của Nhân dân ta.

Bộ phim không chỉ làm sống lại lịch sử anh dũng của dân tộc ta hơn nửa thế kỷ trước mà còn phản ánh sức mạnh tinh thần không gì lay chuyển của một đội quân du kích với lực lượng ít ỏi, trang bị thô sơ trước một đội quân nhà nghề có lực lượng áp đảo và vũ khí hiện đại.

Trong hoàn cảnh khốc liệt, giữa khói lửa của chiến tranh, giữa sự sống và cái chết, nhân tính, lòng trung thành của con người bị thử thách một cách khốc liệt nhưng tình yêu và khát vọng vẫn nảy nở, như mặt trời vẫn tỏa rạng trong lòng địa đạo.

Chúng tôi rời thành phố mang tên Bác khi nơi đây đang tưng bừng rộn rã chuẩn bị cho lễ duyệt binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng lịch sử.

Hành trang thầy trò chúng tôi mang về ngoài 50 huy chương danh giá của cuộc thi truyền thống Olympic 30-4 như một thành tích báo công, còn là tình yêu thiết tha với quê hương, Tổ quốc, còn là lòng biết ơn, là niềm tự hào không vơi cạn của thế hệ trẻ hôm nay với các thế hệ cha anh đã ngã xuống cho đất nước được hòa bình, độc lập.

Có thể bạn quan tâm

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian.