Bài học đầu đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Dẫu là kỷ niệm buồn, song đó là bài học đầu tiên cuộc đời dạy tôi về đối nhân xử thế. Một bài học đích đáng. Không cần cha mẹ, không đợi thầy cô, tuổi thơ tôi đã lĩnh hội được bài học ấy từ nơi một “ông thầy” rất lạ. Có thể bạn sẽ khó tin nhưng “thầy” tôi chính là một… con khỉ nhỏ.

Con khỉ ấy của một người hành khất già ốm yếu và có lẽ bị mù lòa. Ông ngồi bên cổng chợ với con khỉ chồm chỗm trên vai. Nó đeo chiếc vòng cổ da, móc vòng buộc sợi xích sắt. Đầu xích quàng vào cổ tay ông lão. Như vậy, ông có thể giữ nó, còn nó có thể dắt ông đi.

Hai kiếp người-khỉ gắn liền nhau bằng sợi xích. Nhưng đó là hồi ức của tôi khi đã trưởng thành. Còn ngày ấy, tôi là một đứa trẻ. Trẻ con đâu có nghĩ được chuyện gì nghiêm túc mà chỉ khoái chuyện lạ. Con khỉ từ rừng xuống chợ đã là chuyện lạ. Khỉ buộc dính với người lại càng lạ hơn. Và cái sự lạ ấy khiến tôi và bọn trẻ cùng xóm hết sức quan tâm. Không dừng lại ở ngắm nghía, chỉ trỏ, trêu chọc, chúng tôi còn “nghiên cứu” những trò tai ác hơn để đùa vui.

bai-hoc-dau-doi.jpg
Minh họa: HUYỀN TRANG

Sáng nào, con khỉ cũng lon ton dắt ông lão ra cổng chợ. Ông lão ngồi bệt xuống đất, chiếc thau nhôm móp méo đặt trước mặt đợi chờ lòng trắc ẩn của người lại qua. Còn con khỉ thông minh hơn chúng tôi tưởng. Mỗi lúc thấy người đi ngang, nó liền “hỗ trợ” ông lão bằng cách khọt khẹt, chìa tay. Cái bộ điệu láu lỉnh, dễ thương ấy khiến nhiều hôm chú khỉ còn xin được nhiều hơn cả chủ nhân.

Có điều, khỉ chỉ ăn những thứ có thể ăn ngay, còn lại nó đều ném vào thau cho ông lão. Món khoái khẩu của chú chàng là chuối và kẹo. Được cho kẹo, nó sung sướng cười nhăn nhở, lột từng viên, cho tất vào miệng. “Chiếc túi” bên má của nó thòng ra, lổn nhổn những viên kẹo bên trong trông thật buồn cười.

Hôm ấy là một ngày mùa đông, mưa và lạnh. Người đi chợ thưa thớt, vội vã, chẳng ai thèm quan tâm đến ông lão cùng con khỉ rét run đang thu lu nép dưới mái nhà lồng. Đã gần trưa mà chiếc thau nhôm của ông lão vẫn trống trơn, chẳng xin được gì. Vây quanh người hành khất tội nghiệp chỉ có chúng tôi, mấy đứa nhóc vô công rỗi nghề. Một thằng đầu têu bỗng nảy ra “sáng kiến”. Nó gọi chúng tôi chụm đầu bàn bạc, cười hi hí ra vẻ khoái chí lắm. Tất cả tản đi, 15 phút sau, chúng tôi tập trung trở lại. Tay đứa nào cũng cầm đầy chuối với kẹo, dứ vào mũi khỉ.

Chưa được ăn gì từ sáng, con khỉ đói mèm thấy chuối, thấy kẹo vụt sáng mắt, hớn hở chìa tay. Cầm quả chuối, nó khọt khẹt, gật đầu lia lịa như để cảm ơn rồi cuống cuồng lột vỏ để ăn. Thế nhưng sau lớp vỏ chuối thật ấy, bên trong chỉ toàn là… đất sét. Vứt bạch quả “chuối đất”, khỉ tiếp tục chìa tay nhận kẹo nhưng bên trong những tờ giấy bóng xanh-đỏ cũng chỉ là đất, đá, gạch vỡ…

Chúng tôi thích thú cười phá lên, mặc cho con khỉ tội nghiệp mắt đỏ ngầu, khọt khẹt thảm thương như muốn khóc. Cười chưa đã, tôi tiếp tục chìa ra nắm kẹo giả. Lúc này, sau khi bị lừa, vẻ hiền lành của con khỉ đột ngột biến mất. Nó chồm lên, dữ dằn. Cả bọn bỏ chạy, còn mỗi tôi bị con khỉ bấu vào tay cắn xé, nhất định không buông…

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, giờ đây, tóc tôi đã bạc nhưng ký ức về người ăn xin và con khỉ nhỏ vẫn như mới xảy ra hôm qua. Bài học đầu tiên, tôi đã phải trả giá bằng một vết sẹo trên tay nhưng cũng giúp tôi khai mở phần lương tri còn thiếu trong đứa trẻ năm xưa. Và chính bài học đầu đời ấy đã dạy tôi cách để trở thành một người tử tế mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.