Nhớ bếp lửa nhà sàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Khí hậu Tây Nguyên với 2 mùa nắng mưa rõ rệt. Nhưng với vùng núi cao, mùa nào về đêm cũng lạnh. Vì vậy, bếp lửa được xem như là vị thần hộ mệnh đem lại sự sống, niềm vui, hạnh phúc quanh năm của từng gia đình trong những buôn làng xưa. Các tộc người ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên đa phần có kiểu thiết kế và đặt bếp lửa trong nhà sàn giống nhau.

Một gia đình trung bình có 3 thế hệ thường làm 2 bếp lửa: bếp chính và bếp phụ. Bếp chính đặt phía bên phải cửa ra vào, nằm gần với phên sau của căn nhà, diện tích có phần nhỉnh hơn, có giàn bếp (gác bếp) phía trên để các thực phẩm cần hong khô. Bếp phụ có phần nhỏ hơn nằm phía bên trái cửa ra vào, đa phần có hình vuông với khung gỗ, bên trong được nện chặt bởi đất sét. Bếp lửa thường có 3 hòn đá bằng nhau làm ông táo (có thể xê dịch khi cần thiết).

Theo tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Tây Nguyên thì bên cạnh các thần núi, thần sông, thần làng thì còn có thần nhà, thần bếp lửa… Đây là những vị thần gần gũi đem lại sự no ấm, hạnh phúc của các thành viên trong gia đình nên trong các lời khấn của nghi lễ như cúng mừng sức khỏe, lễ thổi tai, mừng lúa mới, cúng nhà mới… họ đều gọi mời thần bếp lửa về dự, chứng kiến với mong ước đem lại sự may mắn cho gia đình. Họ có những quy tắc, kiêng kỵ đối với bếp lửa gia đình, như luôn giữ bếp lửa khô ráo, gọn gàng.

Khi làm nhà mới, đầu tiên phải cúng thần bếp với nghi lễ đầy đủ, sau đó thầy cúng trao ngọn lửa thiêng cho người chủ nhà (thường là người đàn bà lớn tuổi trong nhà) và đun bếp lửa cháy liên tục ngày đêm bằng củi rừng khô được chuẩn bị từ trước.

Những ngày sau đó, không được để bếp lửa lạnh mà phải ủ than nóng trong tro, khi cần nấu nướng, chỉ cần cho củi vào. Trẻ con không được chơi đùa bên bếp lửa chính; người ngoài không được tự tiện đến bếp để xin lửa mang về mà phải được người chủ nhà cho phép và tự tay gắp than hồng cho.

12.jpg
Minh họa: HUYỀN TRANG

Củi để đun bếp được chọn lựa, đem về dự trữ trong nhiều tháng, nhất là những tháng mưa kéo dài. Củi phải được chặt từ những cây đứng, khô ráo. Tích trữ củi để bếp lửa gia đình được đỏ, ấm áp quanh năm là nhiệm vụ khá vất vả của người phụ nữ trong gia đình.

Một số dân tộc còn có phong tục “củi hứa hôn”. Người con gái khi đến tuổi cập kê, được cha mẹ hướng dẫn cách chặt và tích trữ củi hứa hôn. Họ phải vào rừng lựa những cây dẻ, thông đỏ, bời lời vừa tầm, chặt từng đoạn, chẻ đều, bó đẹp rồi gùi về nhà để nơi khô ráo. Đến khi hứa hôn, người con gái mang số củi mình đã tích trữ sang bên nhà chồng để làm sính lễ. Củi chắc, thẳng, đẹp, ngay ngắn… thì người con gái đó được nhà chồng và người làng cho là có đức hạnh, siêng năng, có tố chất làm người vợ tốt.

Người dân tộc bản địa Tây Nguyên quan niệm, bếp lửa không chỉ là nơi để nấu nướng, đem lại sự no ấm cho mọi thành viên trong gia đình mà còn là nơi để sưởi ấm trong suốt mùa mưa lạnh lẽo và những đêm dài buốt giá của rừng; là nơi thắp sáng khi mặt trời xuống núi, người người trong nhà còn nhìn rõ mặt nhau. Không những thế, bếp lửa chính còn là nơi tụ họp gia đình, khuyên dạy con cháu; là nơi tiếp khách với ché rượu cần và ngọn lửa cười ấm áp cùng câu chuyện râm ran cả đêm trường…

Tôi đã từng ngồi với già làng bên bếp lửa nhà sàn ấm áp trong đêm đông giá lạnh, uống từng can rượu cần và trò chuyện với chủ nhà cho đến khi say lúc nào không hay. Nửa đêm tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên chiếu bên bếp đang đỏ lửa; thỉnh thoảng lại có người đến chêm thêm thanh củi để giữ cho ấm cho mọi người trong giấc ngủ ngon. Có những bữa cơm mà tôi là khách, cũng chỉ với chiếc đòn gỗ ngồi bên bếp lửa, bà con đem cho tôi những ống cơm lam còn nóng, có lẽ được người nhà nướng bên bếp phụ.

Chủ nhà ngồi cùng tôi bên bếp chính, lấy cây khơi trong tro nóng vài mụt măng le còn non, nóng hôi hổi rồi bóc đưa cho tôi chấm với muối é giã ớt, ăn cùng với cơm dẻo, ngon ngọt đến khó tả. Dân dã là vậy nhưng đầm ấm và hạnh phúc vô cùng. Và tôi không thể nào quên những khoảnh khắc bên bếp lửa nhà sàn mà các gia đình đã dành cho mình sự ấm áp bên ngọn lửa thiêng ngày ấy.

Có thể bạn quan tâm

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.