Thương hoài bếp lửa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ở quê, mẹ tôi vẫn dùng bếp củi. Mỗi lần về quê, tôi rất thích ngồi bên bếp lửa ấy, thi thoảng lại dụi đầu vào vai mẹ. Ngọn lửa tí tách reo vui gọi về trong tôi biết bao kỷ niệm ấu thơ.

Ngày trước, gian bếp ấy chỉ là một cái chái nhỏ với mái tranh vách đất. Bếp là cái kiềng sắt ba chân vững chãi cùng ngọn lửa hồng với biết bao món ngon từ đôi bàn tay đảm đang, khéo léo của mẹ. Nhớ quá nồi cơm sôi lụp bụp, mẹ chắt lấy muôi nước cơm trắng ngà như sữa, rồi pha thêm chút đường cho chị em tôi uống.

Khi than hồng, mẹ lại nướng chiếc bánh tráng giòn rụm, mép bánh bị cháy sém mà tôi không nỡ vứt vì tiếc. Có khi là củ khoai lang vùi trong bếp, thêm đậu phộng rang giòn, ăn hoài không chán. Mùa đông dầm dề mưa, quần áo phơi không kịp khô, xung quanh bếp lửa ấy là quần áo của em tôi.

Vẫn nhớ mùi bếp khói ám cả vào quần áo mỗi khi bế em. Nhớ hơn là nụ cười của mẹ khi áp chiếc áo vào má và chợt nhận ra nó đã khô.

1bg-thuong-hoai-bep-lua.jpg
Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ nhất là những khi mái tranh dột, mưa nhỏ xuống đống tro. Hì hụi mãi thì bếp cũng đỏ lửa. Hôm đó, bữa cơm của gia đình muộn hơn mọi ngày. Có lần, mẹ đi làm về muộn. Hai chị em đói bụng mà ngóng hoài vẫn chưa thấy mẹ đâu. Tôi nhớ lại cách mẹ nhóm bếp, nấu cơm để tự làm cho em ăn. Cũng biết lót lớp rơm xuống trước, chất củi lên sau. Cũng biết vo gạo, rồi lấy lóng tay đo mực nước như có lần mẹ chỉ. Cơm sôi, tôi lóng ngóng để nước trào hất cả chiếc vung xuống tro. Dù hôm đó, cơm bị nhão nhưng tôi vẫn vui vì tự mình biết nấu cơm. Mẹ rất vui khi con gái đã biết lo cho em.

Cứ thế, theo năm tháng, tôi lớn lên bên bếp lửa hồng ấy. Mỗi lần lên đồi nhặt củi, tôi hay đứng tần ngần nhìn mái nhà thân yêu ngay dưới chân đồi. Khi khói len qua mái tranh bay lên, vẽ vào không gian một màu lam nhẹ, lòng tôi thêm ấm áp. Bởi đó là khi dưới nhà mẹ đã nổi lửa.

Mùa đông rét mướt, mỗi lần đi học về muộn, đến cổng nhà mũi đã sực nức mùi trứng bác với lá hành tăm. Một hương vị đặc biệt mà mỗi lần thoảng nghe đâu đó tôi lại mường tượng đến mẹ, đến bếp củi ấm.

Nhưng thú vị nhất là ngày Tết, cái bếp ấy được giao sứ mệnh nấu bánh chưng, bánh tét. Cảnh ngồi thâu đêm nhìn nước trong nồi to sôi ùng ục, mẹ mở nắp ra kiểm tra mực nước khiến làn khói bay ra nghi ngút, đưa cả hương thơm lá dong, lá chuối phảng phất không gian. Suốt mấy ngày, bếp củi luôn đỏ lửa soi tỏ bàn tay mẹ nấu bao món ngon. Có món bánh ong thơm dẻo, có món thịt đông béo ngậy...

Khi cuộc sống gia đình khấm khá, gian bếp của mẹ được xây khang trang hơn. Nhưng chiếc kiềng ba chân đen kịt vẫn được giữ lại. Sáng sáng, mẹ vẫn dậy sớm nấu ấm nước chè xanh để mời bà con trong xóm cùng đến hàn huyên.

Chiều chiều, mẹ lại nấu một nồi cám và rau để nuôi gà. Nước thì có ấm siêu tốc, gà thì chỉ khi nào con cháu về thăm mẹ mới bày biện làm món, trứng gà thì chủ yếu gửi cho con cho cháu, vậy nhưng mẹ vẫn hì hụi nhen nhen, thổi thổi. Thì ra, đó là cái cớ để mẹ nổi lửa mỗi sáng mỗi chiều. Mẹ bảo: “Lửa củi vẫn luôn là linh hồn của căn bếp nên cần phải giữ gìn”.

Có thể bạn quan tâm

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.