Bên chiếc cầu thang nhà dài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Người Jrai ở vùng Ayun Pa, Krông Pa cũng ở nhà dài như người Ê Đê, song những chiếc cầu thang thường không được trau chuốt cầu kỳ như người Ê Đê, M’Nông ở Đắk Lắk.

Phía trước nhà dài, người Jrai chủ yếu chỉ dùng 1 chiếc cầu thang tròn hoặc dẹt nhưng chiều ngang nhỏ hơn, người lên xuống có cảm giác chênh vênh. Nếu đi không quen thì phải cẩn trọng từng bước một. Những gia đình khá giả mới chú trọng trang trí trên đầu cầu thang chính có hai bầu vú và vầng trăng khuyết, thể hiện sự sung túc và vai trò của người phụ nữ-chủ gia đình.

img-1118-2-5183.jpg
Cầu thang mang đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người Jrai. Ảnh: P.L

Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, lối điêu khắc bầu vú trên cầu thang nhà sàn của một số dân tộc bản địa Tây Nguyên mang nét phồn thực, thể hiện chế độ mẫu hệ đang còn hiện hữu trong cộng đồng. Vầng trăng khuyết nằm trên đầu cầu thang cũng mang tính âm với ý nghĩa tôn vinh vai trò của phụ nữ trong xã hội.

Với người Ê Đê, M’Nông, ngôi nhà dài càng vững chãi, cổ kính, sàn nhà phía trước rộng, thoáng đãng thì thường được thiết kế 2 chiếc cầu thang lên xuống; trong đó có một cầu thang chính (lớn hơn, kiểu cầu thang dẹt) đầu hơi cong như mũi thuyền, được điêu khắc, trang trí theo truyền thống và một cầu thang phụ (nhỏ hơn) thường khắc hình ngôi sao và con rùa.

Các bậc thang bước lên xuống được làm theo số lẻ-con số may mắn theo quan niệm của người dân tộc bản địa, vừa đủ lách nghiêng bàn chân. Với nhà dài có nhiều người ở thì thường được bố trí thêm 1 cầu thang phụ nữa ở cửa sau để tiện việc đi lại.

Trước đây, có người cho rằng, nhà ở của người Ê Đê có cấu trúc “cầu thang đực” và “cầu thang cái”. Nhưng trên thực tế, các già làng cho rằng: Trong truyền thống của họ không có cách phân loại như vậy. Ngày xưa, vì hiếu khách, nhà ở của người Ê Đê có 2 cầu thang với chủ ý 1 cái dùng cho người nhà, 1 cái để dành cho khách đi lại.

images2928126-img-7138.jpg
Một ngôi nhà dài ở xã Phú Cần (huyện Krông Pa). Ảnh: Phương Vi

Đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, chiếc cầu thang nhà sàn quan trọng không kém những cây cột, cây kèo chính trong ngôi nhà ở. Do vậy, họ phải chọn những cây gỗ tốt trong rừng như cà chít, gỗ sao… đủ độ bền, không bị mối mọt, vững chãi cùng tuổi thọ của ngôi nhà.

Trước khi đi tìm gỗ làm cầu thang, người Jrai, Ê Đê, M’Nông có nghi lễ cúng thần rừng, xin phép được đem cây gỗ về làm cầu thang. Lễ vật đơn giản nhất là con gà và ché rượu. Người khá giả thì cúng heo, rượu và mời nghệ nhân khéo tay về để đẽo, trau chuốt và điêu khắc cho cầu thang hợp với ngôi nhà dài của mình, ít nhất cũng mất công vài ba ngày. Đó là những chiếc cầu thang dẹt, to bản, được xem như một thành tố thẩm mỹ tôn lên vẻ đẹp trong bức tranh toàn cảnh kiến trúc của nhà ở.

Ngày nay, khi tôi trở lại các buôn của người Jrai ở Ayun Pa, Ia Pa, Krông Pa, nhiều gia đình làm nhà ở với lối kiến trúc lạ, mái nhọn, trang trí cầu kỳ như kiểu nhà Thái. Cầu thang cũng không được thiết kế theo truyền thống với khúc gỗ nguyên khối mà đóng cầu thang bậc cấp như nhà tầng của người Kinh.

Nhiều người nói với tôi rằng, họ cũng muốn duy trì kiến trúc ngôi nhà dài như cha ông khi xưa nhưng gỗ ngày càng khan hiếm, nhất là loại gỗ tốt. Muốn có chiếc cầu thang đẹp phù hợp với nhà dài truyền thống, phải đặt hàng cho thương lái cả mấy tháng trời mới có. Vì vậy, để thuận tiện đi lại, lên xuống dễ dàng, nhiều gia đình làm cầu thang bậc cấp có tay vịn theo xu thế hiện đại.

Việc bảo tồn nền tảng kiến trúc truyền thống của buôn làng, trong đó có nhà sàn dài và chiếc cầu thang đặc trưng dường như đang gặp trở ngại và bị mai một dần. Điều kiện để hoàn chỉnh một ngôi nhà ở truyền thống của các dân tộc thiểu số ngày càng khó khăn hơn nên đa phần xây dựng nhà trệt bằng các vật liệu hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.