Mùa rẫy tới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

mua-raydd.jpg
Đốt rẫy. Ảnh: SC

Chiều cuối tuần. A Blưn và đứa em vừa đi học về, thấy ông nội đang chêm cán dao. Ngày mai nghỉ học, hai đứa theo ông đi đốt rẫy. Để tối ông đi báo cáo trưởng thôn và cán bộ kiểm lâm địa bàn. Mà nhớ là dọn sạch đám cỏ khô bìa rừng, đốt lửa rồi ở đó canh, không được bỏ đi nhé - ông già dặn đi dặn lại.

Anh em A Blưn vừa gật đầu vâng dạ, vừa vác mấy cái cuốc ra chêm lại cán giúp ông. Công việc này hai anh em đã làm quen tay. Mấy năm qua, vào mỗi mùa đốt rẫy, nếu đúng vào ngày hai anh em nghỉ học, ông nội sẽ cho đi cùng. Trước khi đi, ông hướng dẫn chêm dao, chêm cuốc cho chắc chắn.

Ở ngôi làng nằm trên lưng đồi này, mọi nguồn thu đều đến từ sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, việc đốt rẫy rất quan trọng với dân làng. Theo giải thích của ông nội, từ xa xưa, để đảm bảo cuộc sống, đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên nói chung, Kon Tum nói riêng chủ yếu chỉ biết phát rẫy trồng trọt. Cuộc sống và sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên nên mỗi năm, bà con chỉ gieo trồng được một mùa rẫy, cũng là vào mùa mưa. Vì thế mà cuối mùa khô, phải dọn sạch cỏ dại, cây bụi rồi đốt đi, để khi gieo hạt không bị cỏ dại mọc lên lấn át cây rồng, cũng là có thêm lớp tro giúp đất đai thêm màu mỡ.

Ngày trước, đồng bào DTTS ở Tây Nguyên còn tập quán “du canh, du cư” nên mùa rẫy đến, đàn ông, con trai trong làng lại lên rừng để tìm những khoảnh đất tốt phát dọn chuẩn bị trỉa lúa, trỉa bắp. Đến khi đất bạc màu, cây cối không phát triển được thì bà con lại bỏ đi tìm chỗ đất tốt khác phát dọn trồng trọt, chờ đến vài ba năm sau lại quay lại canh tác trên rẫy cũ.

Bây giờ thì khác rồi, được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo, bà con đã thực hiện định canh định cư, ổn định đời sống nơi thôn, làng trù phú, không phát rừng làm rẫy, không rày đây mai đó. Ngoài làm lúa nước, bà con trồng mì, trỉa bắp trên đất rẫy cũ, đất rẫy nằm trong quy hoạch.

Vào tháng 10 hàng năm, sau khi thu hoạch lúa xong, đất rẫy được “nghỉ ngơi” mấy tháng liền, cây cỏ rút nước, dần khô héo dưới nắng nóng. Đến đầu tháng 3 năm sau, bà con bắt đầu phát dọn rẫy chuẩn bị cho mùa vụ gieo hạt mới.

Vào những ngày này, về các làng sẽ gặp khung cảnh vắng vẻ, trong nhà chỉ gặp người già và trẻ em; đàn ông, phụ nữ đều đi dọn rẫy. Vì rẫy ở xa nên bà con thường phải mang gạo, mắm, muối lên dựng chòi ở tạm tại rẫy cả tháng mới về. Có gia đình sáng đi tối về thì từ tờ mờ sáng đã phải thức dậy để nấu cơm, thức ăn mang theo.

Phát cỏ, đào gốc le xong, rẫy được “phơi” đến đầu tháng 4. Dưới nắng nóng, cỏ tranh, le bụi khô rang, khi những cơn dông đầu mùa kéo tới, bà con mới đốt rẫy. Trước đây, sau khi phát được khoảnh rẫy, chờ cỏ khô, bà con chỉ việc... đốt, không quan tâm, lửa cháy đến đâu, nhưng bây giờ thì đốt rẫy cũng phải đúng quy định.

Trước khi đốt rẫy đều báo cáo với thôn, với cán bộ kiểm lâm; được hướng dẫn quy trình sử dụng lửa đốt rẫy an toàn. Cũng như khi phát dọn, bà con tiến hành đốt rẫy từ dưới thấp lên cao cho đến khi cháy hết các loại cây đã phát; người nhà được huy động để canh lửa, không cho cháy lan ra khu vực xung quanh, nhất là những rẫy gần rừng. Dân làng cũng quy định về thời gian đốt rẫy để hỗ trợ lẫn nhau.

Sáng sớm, anh em A Blưn đeo dao, vác cuốc theo ông nội lên rẫy. Cùng đi còn có mấy anh thanh niên trong thôn được ông nội nhờ giúp canh lửa. Đi mãi, đi mãi, hết mấy ngọn đồi mới tới rẫy nhà. Hai đứa miệng mũi thi nhau thở, còn ông nội vẫn khỏe như thường, dù năm nay đã gần 70 tuổi.

Ánh nắng nửa buổi đã bắt đầu có phần gay gắt hắt lên những vạt rẫy đã dọn sạch. Cây cỏ, bụi le được phát trụi, ngả trên mặt đất vàng hươm, chỉ cần một mồi lửa là bốc cháy, để lại mặt đất một lớp tro.

Mắt của A Blưn vướng vào một đám cỏ xanh rì. Nhìn kỹ lại thì không phải cỏ bình thường, mà là cỏ tranh. Những bụi cỏ tranh bị phát trước đó mới bắt đầu ngả vàng thì từ gốc đã bắt đầu tua tủa đâm lên mặt đất những cây non. A Lưn nói sợ nhất là phát cỏ tranh. Chúng sống mãnh liệt lắm. Vừa phát xong, dấu chân vừa kịp cũ, thì cỏ tranh mọc lên, lấp mất. Chúng cao hơn lúa, xanh hơn, mạnh mẽ hơn, mà bán chẳng ai mua, ăn không được.

Nên khi phát rẫy, gặp bụi cỏ tranh, ông nội thường cố gắng đào hết rễ, chỉ cần sót một mẫu bằng ngón tay thôi, ít lâu sau sẽ thấy cỏ tranh mọc lẫn trong lúa, trong bắp.

Theo hướng dẫn của ông nội, anh em A Blưn cùng mấy anh thanh niên dùng cào và cuốc gom cỏ, cây bụi đã khô lại thành từng đống nhỏ, càng cách xa bìa rẫy càng tốt, vì nếu gom thành đống to, lửa sẽ cháy lớn quá, để gần bìa rẫy quá đều khó kiểm soát. Dưới ánh nắng gay gắt, mặt mũi mấy anh em đỏ nhừ, áo ướt đẫm mồ hôi. Sau khi phân công mấy anh em ở các góc rẫy, ông nội lúi húi một tý bên đống cỏ khô, rồi ánh lửa bùng lên.

Vậy là mùa rẫy tới. Các đám rẫy khác chắc cũng sẽ được đốt trong nay mai. Chỉ vài ngày nữa thôi, những đám rẫy xám xịt ấy sẽ được rải đều một lớp tro đen màu mỡ; dân làng sẽ làm đất để trỉa hạt lúa, hạt bắp, thả hom mì. Sau vài cơn mưa nữa, chúng sẽ phủ kín một màu xanh no ấm.

Theo SÔNG CÔN (baokontum.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.