Nẻo về tháng Tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Quả thật, tôi như nghe được từng nhịp thở của những dãy núi oằn lên trước mắt mình. Hôm nay, tôi cùng với một người lính đặc biệt trở lại nẻo đường của tháng Tư lịch sử.

1-neo-ve-thang-tu-ok.jpg
Minh họa: Thủy Ngọc

Tôi luôn tự hào rằng mình là con của những người lính. Trước mốc thời gian lịch sử 30-4-1975, cha mẹ tôi đã có mặt ở đây và họ đã gửi lại một phần thanh xuân đẹp nhất của mình ở đó. Giờ đây, khi đã ở tuổi thất thập, họ vẫn luôn muốn trở lại, như một sự kiếm tìm hồi ức của tháng ngày đã qua.

Tôi đã cùng mẹ mấy lượt trở lại vùng đất ba biên Ngọc Hồi (Kon Tum) để dò tìm thông tin về một người họ hàng đã hy sinh trước năm 1975 ở mặt trận rất khốc liệt này. Những ngày này, tiết trời bắt đầu mang không khí hơi oi gắt. Vừa dò tìm thông tin trên các bia mộ trong nghĩa trang dưới cái nắng nồng nã, mẹ vừa kể về tháng ngày ấy.

50 năm đã trôi qua nơi đây. Thời gian đã xóa mờ dấu vết của 50 năm trước. Nơi này bây giờ chỉ còn đài tưởng niệm, những hàng bia mộ nằm lặng lẽ cùng mưa nắng xứ cao nguyên, như một sự nhắc nhớ.

Mẹ tôi ngày ấy là cô thanh niên xung phong chưa đầy 20 tuổi, nhỏ bé và gầy gò hệt như các cô bạn của mẹ. Họ cõng từng thùng đạn trên lưng, luồn lách qua các lối mòn để đưa về vị trí tập kết. Nhóm khác thì rà phá bom mìn và san lấp mặt đường. Sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc.

Đồng đội của mẹ, nhiều người trở về cùng thương tật. Mẹ luôn thấy mình quá may mắn vì được trở về lành lặn. Sau chiến tranh, bạn bè của mẹ, người về quê, người chọn miền đất khác, người ở lại với Tây Nguyên. Thỉnh thoảng, mẹ bảo tôi đưa đi thăm một người bạn nào đó.

Còn cha tôi, gặp gỡ đồng đội là một phần niềm vui trong cuộc sống của ông. Những chuyến tôi được cha cho đi cùng, tôi thấy ông cười nhiều hơn cùng bè bạn. Những người lính năm xưa, tóc giờ cũng đã bạc trắng. Gặp nhau, họ như trẻ lại. Những câu chuyện của họ, phần nhiều là chuyện chiến trường, chuyện cùng nhau vào sinh ra tử.

Một lần, theo đường Trường Sơn Đông, tôi đưa cha đi dự buổi gặp mặt truyền thống đơn vị. Vừa đi ngang qua những địa danh ngày xưa từng hành quân, cha vừa kể chuyện cũ. Những chuyện tôi đã được nghe nhiều lần rồi, song khi được nghe trực tiếp ở những nơi cha đã từng có mặt, tâm trạng vẫn rất khác. Đó là những chuyến trinh sát phải nằm rạp sát mặt đất để di chuyển bằng cách trườn đi từng chút một.

Cha bảo, nếu không có những cây rừng thật to che chắn, đỡ lấy những mảnh bom văng ra thì ông đã chết đến mấy lần. Rồi con đường mà 2 cha con đang đi băng băng bây giờ đã từng bị bom cày xới không phút nào yên. Cha đã lái những chiếc xe bị bom phá cho dúm dó, dò dẫm trong đêm, cũng mấy lần thoát chết trong gang tấc.

Cha mẹ tôi cùng quê. Mẹ nhập ngũ sau cha mấy năm, vào chiến trường vô tình gặp lại nhau. Họ đã gặp lại nhau trong những ngày đạn bom ác liệt nhất ở giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tôi từng nghĩ những chuyện tình thời chiến như kiểu của cha mẹ tôi chỉ xuất hiện trong sách vở. Nhưng rồi, những câu chuyện rất đẹp ấy, thế nào mà lại hiển hiện ngay trong chính cuộc đời mình. Để giờ đây, mỗi lần được đưa cha mẹ trở lại với ngày xưa ấy, tôi như thấy chính mình là một thành tố của câu chuyện. Tôi luôn mường tượng tuổi trẻ của cha mẹ như có cả tôi tham gia vậy.

Đứng trên dải biên cương, mẹ tôi lại kể về đồng đội. Giọng mẹ xa vắng và đượm buồn khi nhắc đến những người đã không còn được trở về. Thời gian đã xóa nhòa mọi dấu vết, vá lành lại tháng năm và những vết thương trên đất đai cũng như trên da thịt con người. Nhưng trong lòng những người như cha mẹ tôi, những ngày tháng ấy không thể nào mờ phai được.

Nhiều lần, nước mắt đã nhòa đi khi tôi đứng lặng trước đài tưởng niệm trong nghĩa trang, đọc hàng dài danh sách những liệt sĩ hy sinh ở tuổi đôi mươi. Đời người, còn gì thiệt thòi hơn khi không được già đi theo năm tháng. Còn gì đau hơn nỗi đau của người mẹ mất đi những đứa con đang ở độ tuổi đẹp nhất đời người. Còn gì đáng sợ hơn nỗi cô quạnh sớm hôm ngóng chờ tin tức của đứa con không biết đã nằm lại nơi cánh rừng nào mịt mùng thăm thẳm… Có đất nước nào nhiều nghĩa trang liệt sĩ, nhiều bà mẹ anh hùng như đất nước của tôi?

Rồi chắc chắn, tôi sẽ còn được nghe nhiều lần nữa những câu chuyện của cha mẹ mình. Nhưng hình như thời gian đã giúp tâm thế tôi mỗi lần đón nhận những câu chuyện ấy là một lần tôi tìm thấy những điều mới mẻ.

Chiến tranh đi qua đã 50 năm, tôi là đứa trẻ được sinh ra ở thời hậu chiến. Ngoài những gì được biết qua sách vở, cha mẹ tôi chính là câu chuyện, mà nội dung chứa trong câu chuyện ấy, có lẽ cả cuộc đời này, tôi luôn muốn mãi được nghe. Như hôm nay, trên nẻo về với tháng Tư ăm ắp nắng, tôi thấy lửa vẫn bùng lên trong ánh mắt cha mẹ mình.

Có thể bạn quan tâm

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.