Vừa vặn sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thỉnh thoảng, trong một buổi sớm mai, nếu không phải bận bịu quá với công việc, tôi thường ngồi bên vỉa hè, dưới một gốc thông.

Tôi có thể nhìn ngắm người xe qua lại trên phố, áp tách trà nóng vào giữa hai lòng tay, nghe lũ chim ríu rít trên vòm lá. Mọi thứ với tôi lúc ấy, thật vừa vặn để bắt đầu một ngày mới.

vua-van-song.jpg
Ảnh minh họa/Nguồn internet

Đã bao giờ bạn ngồi thật tĩnh lặng và nghĩ về sự vừa vặn cho mỗi đời sống của cá nhân. Và chúng ta phải sống thế nào, cần những gì để vừa vặn cho đời sống của chính mình? Những thứ có thể định lượng được trong đời sống con người như của cải vật chất giúp ta nhận biết dễ dàng thế nào là nhiều hoặc ít. Song, có những thứ chỉ có thể định tính như âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình ảnh… thì phải dựa phần nhiều vào cảm quan để nhận biết lượng ít hay nhiều.

Đặc biệt, có những thứ không thể định lượng hay định tính thì thật khó mà phân định nhiều ít. Mỗi cá nhân lại có quan điểm khác nhau ở tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội vốn rất phức tạp. Vậy nên, làm thế nào để cảm thấy mọi thứ vừa vặn cho cuộc sống của mình, hoàn toàn do sự quyết định của mỗi cá nhân.

Tôi có những người bạn, nhu cầu sống ít đến mức tối giản. Mọi vật dụng và đồ dùng cá nhân được tiết chế tối đa. Trong nhà dường như chỉ nhiều cây xanh và ánh sáng. Đời sống công chức quẩn quanh từ nhà đến cơ quan. Sau giờ tan tầm, họ lo chợ búa cơm nước, thu vén việc gia đình.

Thỉnh thoảng có thời gian, chị em ngồi cùng nhau với những câu chuyện muôn thuở của phái nữ, vừa đủ để cảm nhận được sự ấm áp, thân tình. Có những chị kể rằng, ngoài giờ đi làm, chỉ thích ở nhà chăm sóc cây cối, xem phim, chơi với con, nghỉ ngơi thư giãn, hầu như không thích những chốn đông người. Với họ, chỉ cần được sống như thế là đủ.

Một nhóm khác lại thích đi chơi, du lịch. Mấy gia đình kết thân, thỉnh thoảng rủ nhau đi chơi xa vài hôm. Họ chọn những chỗ có cảnh thiên nhiên hoang sơ, yên tĩnh, tự lái xe đến nghỉ ngơi mấy ngày rồi về. Họ cũng không thích đến những địa điểm du lịch nổi tiếng, chen chúc đông người.

Dịp cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ, không mấy khi thấy họ ở nhà. Nhóm bạn ấy quan niệm rằng công việc hàng ngày gò bó, áp lực nên họ có nhu cầu đi chơi để thư giãn, tái tạo sức lao động, cũng là một cách để tận hưởng cuộc sống sau những lo toan cơm áo, đôi lúc mệt nhoài.

Buổi sớm nọ, chúng tôi dạo bước ra chợ cá rất nhỏ ở một làng chài, khi mặt trời vừa mới chỉ hắt ráng hồng lên mặt biển. Khu chợ họp ngay sát mé nước, những con sóng ì oạp nối nhau lăn vào bờ và tan ra ngay dưới chân người.

Chợ chỉ tầm vài chục người vây quanh những rổ hải sản nhỏ vừa được đánh bắt trong đêm. Tiếng người lao xao lẫn trong vị nồng mặn biển khơi. Tôi tiến đến chỗ một người phụ nữ trạc tuổi mẹ tôi. Thấy tôi vẻ chừng e ngại, bà bảo tôi không mua gì cũng không sao, cứ hỏi chuyện thoải mái, vì bà biết tôi là người ở nơi khác đến đây chơi. Nói rồi, bà kéo tay tôi ngồi xuống cạnh bên.

Ở tuổi 70, ngày ngày, bà vẫn đeo kính lặn biển mò rong sụn để bán. Ngày nhiều thì được dăm bảy kg, ít thì 1-2 kg. Bà bảo cảm thấy rất vui vì vẫn có thể lao động, trong khi nhiều người tuổi này đi lại đã khó khăn.

Câu chuyện ấm áp thân tình với người phụ nữ làng chài xa lạ khiến tôi cảm nhận được thêm về sự vừa vặn để sống một cuộc đời hạnh phúc. Với người này, sống là phải cố kiếm thật nhiều tiền của, vừa phục vụ bản thân, vừa để cho con cháu mai này.

Nhưng với người khác, tiền bạc không cần tích lũy quá nhiều nhưng phải được sống thỏa mãn những sở thích cá nhân. Một số lại chỉ mong được sống thật bình lặng, an yên, khó khăn chút cũng không sao, miễn là tinh thần luôn vui vẻ…

Chắc chắn là bất cứ điều gì thái quá cũng không tốt. Nếu mải mê chạy theo vật chất, để nó điều khiển, sẽ khiến chúng ta mệt nhoài. Nếu chỉ lo hưởng thụ, không biết sắp xếp cuộc sống, sẽ khiến ta rơi vào cảnh khó khăn chật vật. Làm một công việc quá khả năng của mình, sẽ khiến chúng ta luôn ở trong cảm giác chới với, đuối sức…

Làm thế nào để sống vừa vặn? Đó là cuộc sống mà mình biết chấp nhận cả niềm vui nỗi buồn, thành công cũng như thất bại; luôn hài lòng và cảm nhận được ý nghĩa của mọi mặt đời sống. Mà để có cuộc sống như vậy, hoàn toàn được quyết định bởi chính chúng ta.

Có thể bạn quan tâm

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.