Pleiku triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 23-8, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh Thanh Nhật

Quang cảnh hội nghị. Ảnh Thanh Nhật

Theo đánh giá tại hội nghị: Năm học 2023-2024, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku đã ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành các nhiệm vụ lớn của năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

Quy mô trường, lớp tiếp tục được đầu tư đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc triển khai thực hiện lựa chọn sách giáo khoa và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với lớp 4 và lớp 8 trong năm học đã đạt kết quả tốt, đạt mục tiêu đề ra. Chất lượng, hiệu quả giáo dục được giữ vững.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn trong học sinh và giáo viên được thực hiện tốt. Chất lượng đội ngũ ngày được nâng cao. Kết quả huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số đảm bảo đạt yêu cầu.

Lãnh đạo các trường của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku. Ảnh Thanh Nhật

Lãnh đạo các trường của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku. Ảnh Thanh Nhật

Năm học 2023-2024, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố có 83 đơn vị trường học với 58.950 học sinh, trong đó học sinh người dân tộc thiểu số chiếm gần 13,5%. Kết quả năm học, ở bậc mầm non, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Bậc tiểu học có 26.315 học sinh hoàn thành chương trình lớp học, đạt 98,91%, tăng 1,61% so với năm học trước, có 5.218 học sinh hoàn thành chương trình cấp tiểu học, đạt 99,94%, tăng 0,14% so với năm học trước.

Tỷ lệ duy trì sĩ số cấp THCS đạt 99,6%, có 4.645 học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS, đạt 99,48%. Có 235 học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố (tăng 44 giải so với năm học trước), có 78 em đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Ngành đã tổ chức khảo sát và chọn 22 học sinh tham gia cuộc thi Tài năng Tiếng Anh cấp tỉnh...

Hội nghị đã công bố quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Pleiku công nhận 4 tập thể Lao động xuất sắc, 71 tập thể và 2.007 cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, 321 cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”. Công bố quyết định tặng giấy khen của Chủ tịch UBND thành phố cho 42 tập thể và 301 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2023-2024…

Các tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2022-2023 được nhận giấy khen của Chủ tịch UBND thành phố. Ảnh Thanh Nhật

Các tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2022-2023 được nhận giấy khen của Chủ tịch UBND thành phố. Ảnh Thanh Nhật

Tại hội nghị, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku đã triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025. Trọng tâm là: Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức giáo dục, đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tăng cường dạy học ngoại ngữ, tin học. Nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh theo Đề án dạy học ngoại ngữ. Chỉ đạo thực hiện tốt việc dạy học theo chương trình phổ thông 2018.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh dân tộc thiểu số ra lớp; duy trì tốt sĩ số học sinh. Tập trung củng cố, duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục-xóa mù chữ, duy trì các lớp xóa mù chữ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông 2018. Đổi mới dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhà trường. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý, dạy và học.

Tiếp tục đổi mới nội dung phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng cho học sinh. Tăng cường an ninh, an toàn trường học; chú trọng xây dựng môi trường văn hóa học đường, văn hóa công sở. Phối hợp giữa nhà trường-gia đình-xã hội trong giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.

Tăng cường công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa giáo dục. Đẩy mạnh các phong trào thi đua do ngành phát động, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố...

Có thể bạn quan tâm

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

(GLO)- Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, cả nước có đến 3 triệu trẻ em đang gặp phải ít nhất 1 trong 10 chứng rối loạn tâm thần cần được quan tâm, chăm sóc. Thế nhưng phải làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ vượt qua những vấn đề tâm lý là một câu hỏi không dễ trả lời.

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Tại cuộc họp thẩm định, các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về miễn học phí đối với học sinh, trong đó bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí là trẻ em, học sinh mầm non dưới 5 tuổi; học sinh THPT; học sinh học văn hoá THPT tại các cơ sở giáo dục.

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT hiện nay áp dụng văn bản ban hành từ hơn 15 năm trước, trong khi đã thực hiện chương trình mới và thông tư mới về dạy thêm. Do vậy, mỗi nơi đang hiểu và thực hiện theo những cách khác nhau.