Gia Lai: Các trường đồng loạt khai giảng năm học 2024-2025 vào 7 giờ 30 phút ngày 5-9

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 15-8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai đã ban hành công văn hướng dẫn các đơn vị, trường học triển khai thực hiện một số nội dung chuẩn bị cho năm học 2024-2025.

Theo đó, Sở GD-ĐT đề nghị các đơn vị, trường học tổ chức triển khai thực hiện khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 365/QĐ-UBND ngày 14-8-2024 của UBND tỉnh.

Nhiều cơ sở giáo dục đang tập trung vệ sinh khuôn viên trường, lớp để chuẩn bị cho năm học mới 2024-2025. Ảnh: Mộc Trà

Nhiều cơ sở giáo dục đang tập trung vệ sinh khuôn viên trường, lớp để chuẩn bị cho năm học mới 2024-2025. Ảnh: Mộc Trà

Các cơ sở giáo dục tổ chức hiệu quả một số hoạt động đầu năm học 2024-2025. Trong đó, tập trung thực hiện vệ sinh trường, lớp, khuôn viên trường học sạch, đẹp, an toàn, có khẩu hiệu chào mừng năm học và thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới; chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng về mọi mặt cho lễ khai giảng năm học mới, đảm bảo thực sự là “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường”, thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của nhân dân và toàn xã hội.

Học sinh toàn tỉnh tựu trường ngày 29-8; riêng đối với lớp 1 tựu trường ngày 22-8. Các trường tổ chức hoạt động đón học sinh đầu cấp, đặc biệt quan tâm học sinh lớp 1; tổ chức cho học sinh tìm hiểu về truyền thống và các hoạt động của nhà trường; phổ biến nội quy, quy định của nhà trường; giới thiệu các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp học tập và rèn luyện ở trường, lớp.

Các cơ sở giáo dục đồng loạt tổ chức khai giảng năm học mới vào 7 giờ 30 phút ngày 5-9 theo hướng gọn nhẹ, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của địa phương, nhà trường. Ảnh: Ngọc Minh

Các cơ sở giáo dục đồng loạt tổ chức khai giảng năm học mới vào 7 giờ 30 phút ngày 5-9 theo hướng gọn nhẹ, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của địa phương, nhà trường. Ảnh: Ngọc Minh

Các cơ sở giáo dục đồng loạt tổ chức khai giảng năm học mới vào 7 giờ 30 phút ngày 5-9, gồm hai phần: phần lễ được tổ chức ngắn gọn nhưng đảm bảo trang nghiêm với các nghi thức chào cờ, hát Quốc ca (không dùng bản nhạc có lời bài hát được ghi sẵn), đọc thư của Chủ tịch nước…; phần hội tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể tuyệt đối an toàn, lành mạnh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi.

Cùng với đó, ổn định và duy trì nền nếp học tập ngay sau lễ khai giảng. Việc tổ chức các hoạt động đầu năm học phù hợp với lứa tuổi học sinh, điều kiện của nhà trường, gắn với thực tế của địa phương; chú trọng xây dựng văn hóa học đường, đảm bảo an ninh, an toàn trường học ngay từ những ngày đầu năm học; phối hợp tốt với cha mẹ học sinh để tạo sự đồng thuận, chia sẻ, hỗ trợ ngành Giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

Ngoài ra, Sở GD-ĐT cũng yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tập trung rà soát, kiểm tra, tham mưu cấp có thẩm quyền bảo đảm đủ cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục trước thềm năm học mới. Trong trường hợp chưa thể tuyển dụng đủ giáo viên trong số lượng người làm việc được giao chưa sử dụng thì thực hiện các giải pháp hợp đồng giáo viên theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30-12-2022 của Chính phủ để thực hiện chủ trương “có học sinh, phải có giáo viên đứng lớp” phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

Đồng thời, thực hiện đúng các quy định về quản lý thu-chi tài chính, công khai các khoản thu-chi ngay từ đầu năm học; triển khai thực hiện phương án hỗ trợ các đối tượng học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa, địa bàn cách trở, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số… có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập và các điều kiện thiết yếu khác, không để có học sinh vì hoàn cảnh khó khăn mà không được đến trường.

Bên cạnh đó, thực hiện đầy đủ các nội dung và tiêu chí xây dựng trường học an toàn, phòng-chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình-nhà trường-xã hội để tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em, học sinh trong và ngoài trường học bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.