Pleiku: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết tại khu dân cư

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Với mục tiêu hướng các hoạt động về cơ sở, lấy địa bàn dân cư làm trung tâm, những năm qua, Mặt trận các cấp ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh tại địa phương.

Tổ dân phố 4 (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có 537 hộ dân được chia làm 3 cụm dân cư. Để thực hiện có hiệu quả các phong trào, cuộc vận động tại cộng đồng dân cư, Ban Công tác Mặt trận tổ dân phố đã chủ động phối hợp với các chi hội đoàn thể nắm bắt tình hình từng cụm dân cư, từng hộ dân để xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp, sát thực tiễn.

Ban Vận động Quỹ "Vì người nghèo" phường Chi Lăng hỗ trợ vốn, trao sinh kế cho hộ nghèo. Ảnh: P.D

Ban Vận động Quỹ "Vì người nghèo" phường Chi Lăng hỗ trợ vốn, trao sinh kế cho hộ nghèo. Ảnh: P.D

Bà Nguyễn Thị Lan-Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố 4 cho hay, từ năm 2019 đến nay, Ban đã phối hợp xây dựng được 3 mô hình (trục đường nhân dân tự quản, con đường hoa, phòng-cháy chữa cháy) thu hút trên 1.000 lượt người tham gia. Ban phối hợp với tổ dân phố, các chi hội đoàn thể vận động nhân dân hiến 950m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, đóng góp làm mới 12 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí gần 3,4 tỷ đồng, lắp đặt 58 bóng điện chiếu sáng trên các tuyến đường mới làm,...Qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội tại địa phương phát triển.

Với 82% dân số là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, Mặt trận và các tổ chức thành viên xã Ia Kênh đã linh hoạt trong việc tuyên truyền, triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với thực hiện Chương trình số 31-CTr/TU, ngày 3-11-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về việc tiếp tục thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, nhất là tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025.

Bà Phan Thị Hồng Thúy-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Kênh-thông tin: Hàng năm, trên cơ sở văn bản hướng dẫn, kế hoạch triển khai của các cấp, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã phối hợp với UBND xã, các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền nội dung các phong trào, cuộc vận động và đặt các bảng pano bằng 2 thứ tiếng (Việt, Jrai) tại nhà sinh hoạt cộng đồng về 10 cách nghĩ, 10 cách làm trong làng đồng bào dân tộc thiểu số để nhân dân dễ nhìn, dễ biết và thực hiện.

Người dân thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh môi trường. Ảnh: P.D

Người dân thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh môi trường. Ảnh: P.D

Cũng theo bà Thúy, sau nhiều năm triển khai thực hiện cuộc vận động, nhận thức của người dân đã có nhiều chuyển biến. Thay vì bò của gia đình nào, gia đình đó tự chăn thả thì nhiều hộ đã liên kết thay phiên nhau đảm nhận để thời gian còn lại tập trung phát triển kinh tế. Các hộ dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém năng suất sang trồng rau màu, mía tím để nâng cao thu nhập; đồng thời xây dựng các mô hình: "Nuôi bò cỏ" kết hợp với trồng bắp, "Nuôi heo nái sinh sản", “Tái canh cây cà phê"... “Với mục tiêu hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững, trong nhiệm kỳ 2019-2024, 100% hộ nghèo, cận nghèo ở xã đã được hỗ trợ và tiếp cận với các nguồn vốn. Kết quả có 27 hộ đã thoát nghèo; hiện toàn xã còn 31 hộ nghèo, 38 hộ cận nghèo”-bà Thúy cho biết.

Trong khi đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Diên Hồng cũng quán triệt đến cán bộ, đảng viên gương mẫu trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị và xem đây là một trong các tiêu chí đánh giá, xếp loại cuối năm. Đối với các Ban Công tác Mặt trận tổ dân phố thì đăng ký thực hiện thi đua gắn với xây dựng các tuyến đường đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

Ông Đào Nam Sơn-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Diên Hồng-trao đổi: Trong nhiệm kỳ 2019-2024, mặt trận phường đã phối hợp với UBND phường và các tổ chức thành viên vận động nhân dân tháo dỡ mái hiên, biển quảng cáo sai quy định, các công trình vi phạm chỉ giới xây dựng, vật dụng cơi nới lấn chiếm vỉa hè, tạo hành lang thông thoáng trên các tuyến đường; đóng góp kinh phí cải tạo lát gạch vỉa hè, triển khai lắp đặt 17 thùng rác văn minh đô thị, 15 bảng pano tuyên truyền, làm đường hẻm tại các tổ dân phố: 4, 5, 6, 7.

Với sự chung sức, đồng lòng của người dân, nhiều tuyến đường đã và đang được mở rộng, nâng cấp. Ảnh: P.D

Với sự chung sức, đồng lòng của người dân, nhiều tuyến đường đã và đang được mở rộng, nâng cấp. Ảnh: P.D

Theo ông Y Khum-Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Pleiku, việc triển khai thực hiện các phong trào, cuộc vận động trên địa bàn thành phố ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Đơn cử, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” triển khai theo hướng đổi mới về nội dung và phương thức thực hiện gắn với Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 3-11-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa XII) về đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị, xây dựng TP. Pleiku theo hướng đô thị thông minh, “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” đến năm 2030, phong trào “Pleiku chung sức xây dựng nông thôn mới”, Đề án thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2030 mang lại hiệu quả thiết thực. Nhân dân đã tự nguyện hiến 39.927m2 đất, đóng góp 10.333 ngày công và trên 25,561 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn; triển khai 23 mô hình “Tổ dân phố điện tử”, 16 mô hình “Khu dân cư điện tử”; 28 “thôn, làng phụ nữ kiểu mẫu”, 9 Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”,...

Đặc biệt, với phương châm “Lấy sức dân xây dựng cuộc sống cho dân”, Mặt trận và các tổ chức thành viên từ thành phố đến cơ sở đã bám sát địa bàn dân cư để triển khai các phong trào, cuộc vận động góp phần cổ vũ nhân dân chủ động phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Đến cuối năm 2023, có 37/37 làng đạt danh hiệu “Làng văn hóa”, trong đó có 27 làng đạt danh hiệu “Làng văn hóa” 5 năm liền và 10 làng đạt danh hiệu “Làng văn hóa” 12 năm liền; 54.234/56.240 gia đình văn hóa, đạt 97,9%.

Có thể bạn quan tâm

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.