Pleiku không có xã phải thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đoàn công tác của Sở Nông Nghiệp và PTNT vừa có buổi làm việc nhằm kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024 trên địa bàn TP. Pleiku.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Bá Bính

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Bá Bính

Theo báo cáo tại buổi làm việc, đến cuối năm 2017, thành phố có 8/8 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, Thành ủy, UBND thành phố đã ban hành nghị quyết lãnh đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; cử trên 640 lượt cán bộ tham gia các lớp tập huấn về nâng cao năng lực quản lý, thực hiện đề án; tạo điều kiện nâng cao thu nhập bình quân đầu người tại các xã.

Đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người tại các xã đạt 49,5 triệu đồng và tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân giảm còn 0,77%.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Vũ Ngọc An cho biết: 8 xã của TP. Pleiku (An Phú, Biển Hồ, Chư Á, Diên Phú, Ia Kênh, Tân Sơn, Trà Đa và xã Gào) không thuộc trường hợp phải thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM.

Tuy nhiên, để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia TP. Pleiku cần chú trọng hơn nữa đến các tiêu chí: tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; y tế; môi trường và an toàn thực phẩm; hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; quốc phòng và an ninh.

Có thể bạn quan tâm

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

(GLO)- “Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Rơ Lan Xíu còn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao và luôn được cộng đồng tin tưởng, tín nhiệm”- Đó là nhận xét của ông Puih Dinh- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) về Trưởng ban Công tác mặt trận làng Nú.

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành văn bản số 618/UBND-KGVX, ngày 16-3-2025 gửi các sở, ban, ngành của tỉnh về việc phối hợp thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Người dân xã Ia Le (huyện Chư Pưh) tham gia trồng rừng gỗ lớn. Ảnh: N.D

Trồng rừng gỗ lớn hướng đi triển vọng

(GLO)- Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình và chủ rừng trên địa bàn tỉnh GIa Lai đã huy động các nguồn lực để trồng rừng gỗ lớn. Đây là bước đột phá trong phát triển lâm nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gỗ rừng trồng trong những năm tới.