Pleiku: Hơn 200 thanh thiếu nhi tham gia liên hoan cồng chiêng và hát dân ca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 1-8, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku phối hợp Thành Đoàn tổ chức Liên hoan cồng chiêng và hát dân ca thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số TP. Pleiku năm 2023.

Tham gia liên hoan có hơn 200 thanh thiếu nhi đến từ 6 xã, phường trên địa bàn TP. Pleiku gồm: Hoa Lư, Yên Đổ, Đống Đa, Thắng Lợi, Chư Á, Tân Sơn.

Phần trình diễn hát dân ca của đội thi phường Yên Đổ (TP. Pleiku). Ảnh: M.N
Phần trình diễn hát dân ca của đội thi phường Yên Đổ (TP. Pleiku). Ảnh: M.N

Tại liên hoan, các đội thi đã tham gia trình diễn 2 nội dung: cồng chiêng và hát dân ca. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, các đội thi đã mang đến liên hoan những bản hòa tấu cồng chiêng đặc sắc như: “Lễ mừng lúa mới”, “Bỏ mã”, “Mừng chiến thắng”, “Lễ đâm trâu”, “Mừng giọt nước”, “Mừng nhà rông”…

Bên cạnh đó, những bài dân ca mượt mà, sâu lắng như: “Ngày vui hội thi”, “Giao duyên”, “Ru con”, “Gặt lúa đông xuân”… được các đội thi trình diễn tốt đã tạo ấn tượng với Ban giám khảo cùng khán giả. Các đội thi đã chuẩn bị chu đáo về trang phục, đạo cụ để tạo điểm nhấn cho phần dự thi.

Ban tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đội thi. Ảnh: M.N
Ban tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đội thi. Ảnh: M.N

Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải nhất toàn đoàn cho xã Chư Á, phường Thắng Lợi đạt giải nhì, phường Yên Đổ đạt giải ba, các đơn vị: Tân Sơn, Hoa Lư, Đống Đa đạt giải khuyến khích toàn đoàn. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 2 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba, 6 giải khuyến khích cho các nội dung: hát dân ca, cồng chiêng (chia đều giải thưởng cho từng nội dung).

Liên hoan là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thiết thực cho thanh thiếu nhi người dân tộc thiểu số. Đây là dịp để thanh thiếu nhi giao lưu, học hỏi, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

(GLO)- Sáng 28-3, tại huyện Phú Thiện, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực", giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích Plei Ơi.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.