Cồng chiêng nữ khẳng định vị thế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 31-5, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng nữ làng Leng, xã Tơ Tung. Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa Kế hoạch số 961/KH-UBND ngày 19-7-2021 của UBND tỉnh về thực hiện “Chương trình hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030”.

Bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng

Bà Đinh Thị Khóp-Chủ nhiệm CLB Cồng chiêng nữ làng Leng-cho biết: Câu lạc bộ ra đời từ tháng 7-2014 nhưng chưa có tư cách pháp nhân. Hiện CLB có 47 thành viên, từ 15 đến 56 tuổi. Nhiều thành viên không những tích cực tham gia các hoạt động của CLB mà còn chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật đánh cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Trước khi tham gia CLB Cồng chiêng nữ làng Leng, em Đinh Thị Đan (SN 2008) chỉ biết múa xoang. Sau gần 1 năm luyện tập, Đan đã biết đánh một số bài chiêng đơn giản, tham gia cùng CLB phục vụ hội làng. Đan tâm sự: “Em thích cồng chiêng nên chăm chỉ luyện tập nâng cao kỹ năng diễn tấu. Em vẫn thường cùng các bà, các mẹ biểu diễn tại sự kiện do huyện, tỉnh tổ chức; phô diễn những nét đẹp văn hóa của người Bahnar ở Kbang tới du khách bốn phương”.

Một buổi trình diễn của CLB Cồng chiêng nữ làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang. Ảnh: N.M

Một buổi trình diễn của CLB Cồng chiêng nữ làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang. Ảnh: N.M

Theo bà Đinh Thị Khóp, những năm qua, CLB tích cực tham gia diễn tấu cồng chiêng tại các lễ hội ở địa phương; biểu diễn phục vụ khách tham quan tại Làng kháng chiến Stơr; các sự kiện giao lưu văn hóa-văn nghệ do xã, huyện tổ chức; đặc biệt là đã tham gia trình diễn tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018. “Thông qua Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh, CLB đã nhận được kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để bồi dưỡng cho các thành viên luyện tập, mua cồng chiêng, trang phục, đạo cụ. Đây là niềm vui, động lực để chị em gắn bó, tiếp tục nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa quê hương”.

Còn ông Trần Xuân Nam-Chủ tịch UBND xã Tơ Tung thì cho hay: Năm 2014, xã đã vận động người dân làng Leng thành lập đội cồng chiêng nữ với 41 thành viên. Kể từ đó đến nay, các thành viên luôn tích cực luyện tập, tham gia trình diễn cồng chiêng tại các sự kiện văn hóa-văn nghệ do các cấp tổ chức. Việc ra mắt CLB Cồng chiêng nữ làng Leng có ý nghĩa quan trọng. “Câu lạc bộ là tổ chức xã hội, hoạt động theo điều lệ được UBND huyện phê duyệt; tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND xã Tơ Tung và các cơ quan liên quan; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự bảo đảm kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động. Nhằm giúp đỡ CLB, UBND xã cử công chức văn hóa-xã hội phối hợp tổ chức sinh hoạt, hỗ trợ các thành viên luyện tập để sẵn sàng tham gia sự kiện văn hóa-văn nghệ do địa phương, các cấp, ngành tổ chức”-ông Nam cho biết.

Ngân vang nhịp chiêng

Sự ra đời của CLB Cồng chiêng nữ làng Leng không chỉ có ý nghĩa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, mà còn góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh Kbang đến bạn bè trong và ngoài tỉnh. Ông Lê Thanh Sơn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang-thông tin: “Thời gian qua, di sản Không gian văn hóa cồng chiêng luôn được cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 961/KH-UBND ngày 19-7-2021 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030”, Kbang vinh dự được tỉnh chọn xây dựng mô hình CLB Cồng chiêng nữ làng Leng làm điểm”.

Bà Đinh Thị Đeng (bìa trái)-thành viên CLB Cồng chiêng nữ làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang hướng dẫn kỹ thuật đánh cồng chiêng cho thành viên mới. Ảnh: Ngọc Minh

Bà Đinh Thị Đeng (bìa trái)-thành viên CLB Cồng chiêng nữ làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang hướng dẫn kỹ thuật đánh cồng chiêng cho thành viên mới. Ảnh: Ngọc Minh

Theo ông Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch), làng Leng là làng đầu tiên trên địa bàn tỉnh có CLB cồng chiêng nữ. Trước kia, cồng chiêng chỉ dành cho nam, trình diễn tại các lễ hội mang tính tâm linh ở cộng đồng buôn làng. Nữ tham gia cồng chiêng tạo ra sự bình đẳng về giới trong văn hóa. Ngày nay, cồng chiêng phát triển đáp ứng nhu cầu giải trí, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần người dân. “Hơn 1 năm qua, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã duy trì chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-thưởng thức và trải nghiệm” từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Chương trình được tổ chức ở Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) vào ban đêm. Thứ bảy mỗi cuối tuần có 1 đội cồng chiêng biểu diễn từ 19 đến 21 giờ. Chúng tôi đã mời CLB Cồng chiêng nữ làng Leng tham gia biểu diễn cồng chiêng để “khoe” văn hóa truyền thống của địa phương mình tới du khách bốn phương”-ông Tuệ thông tin.

Phát biểu tại lễ ra mắt CLB Cồng chiêng nữ làng Leng, ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-cho biết: Trong quá trình khảo sát xây dựng mô hình điểm CLB văn hóa-văn nghệ ở thôn, làng, khu dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chúng tôi nhận thấy Kbang có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời, đồng thời còn bảo tồn được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của đồng bào Bahnar với số lượng đội cồng chiêng lớn và đặc sắc. Trên cơ sở đó, Sở phối hợp với UBND huyện xây dựng CLB Cồng chiêng nữ làng Leng làm mô hình điểm CLB văn hóa-nghệ thuật của tỉnh. Sau khi thành lập, CLB đã nhận được sự hỗ trợ từ Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030” năm 2022 với tổng kinh phí 452 triệu đồng giúp mua sắm cồng chiêng, trang phục, thiết bị âm thanh, hỗ trợ các thành viên tập luyện.

“Để CLB Cồng chiêng nữ làng Leng duy trì hoạt động hiệu quả, Sở đề nghị UBND huyện Kbang, UBND xã Tơ Tung tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho CLB. Cùng với đó, CLB Câu lạc bộ tiếp tục phát huy, lan tỏa hơn nữa tình yêu, nghệ thuật dân gian truyền thống trong cộng đồng và xã hội; hướng dẫn và thu hút thêm nhiều hội viên mới cùng tham gia. Sở cũng đề nghị các địa phương trong tỉnh nghiên cứu, học tập mô hình CLB Cồng chiêng nữ làng Leng để nhân rộng tại địa phương mình, phấn đấu thành lập thêm nhiều CLB Cồng chiêng nữ trên địa bàn tỉnh”-ông Hoàng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.