Ia Pếch bảo tồn, phát huy giá trị cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) còn quan tâm bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng và nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Theo chân cán bộ địa phương, chúng tôi đến thăm gia đình ông Siu Tăn-người lưu nhiều bộ cồng chiêng nhất làng O Gia. Những năm qua, ông thường xuyên tham gia cùng người có uy tín, già làng vận động, nhắc nhở bà con không bán cồng chiêng, đồng thời, tích cực truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho thanh-thiếu niên. Hiểu được giá trị truyền thống, người dân vừa gìn giữ, vừa mua thêm cồng chiêng. Đến nay, làng O Gia còn lưu giữ 6 bộ cồng chiêng.

“Năm 10 tuổi, mình được người già chỉ dạy cách diễn tấu cồng chiêng. Theo thời gian, khả năng diễn tấu cồng chiêng của mình ngày một điêu luyện, sau đó thì tham gia vào đội cồng chiêng của làng. Bây giờ, do tuổi cao, sức khỏe suy giảm nên mình đưa các bộ cồng chiêng cho các nghệ nhân trong làng mượn để luyện tập và truyền dạy cho lớp trẻ”-ông Tăn bộc bạch.

Ông Siu Tăn bên bộ cồng chiêng của mình. Ảnh: R.H

Ông Siu Tăn bên bộ cồng chiêng của mình. Ảnh: R.H

Anh Rmah Brêl (làng De Chí, con trai của ông Rơ Châm Blêh) chỉ cho tôi xem những bộ cồng chiêng mà cha anh để lại. Theo lời anh Brêl, khi còn sống, cha anh là người đánh chiêng giỏi trong làng. Khoảng 30 năm trước, chứng kiến cảnh những bộ cồng chiêng bị một số gia đình đem bán đi, cha của anh đã phải bán mấy con bò để đổi lấy 4 bộ cồng chiêng. Năm 2022, sau khi cha qua đời, gia đình anh đã bảo quản, trông coi 4 bộ cồng chiêng cẩn thận.

“Trước khi qua đời, cha tôi căn dặn bằng mọi cách phải giữ lại số cồng chiêng cho con cháu để tiếp nối truyền thống của gia đình trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc. Người ta đến hỏi mua với giá cao nhưng gia đình nhất quyết không bán. Chúng tôi xem những bộ cồng chiêng này là kỷ vật và là tài sản vô giá của gia đình, dòng tộc để lại”-anh Brêl bày tỏ.

Theo ông Rmah Roi-Trưởng thôn De Chí: Làng hiện có 5 bộ cồng chiêng, riêng gia đình ông Rơ Châm Blêh sở hữu 4 bộ. Từ tháng 10-2022 đến nay, làng đã mượn các bộ cồng chiêng của gia đình ông Blêh để truyền dạy cho lớp trẻ. “Lớp học được tổ chức vào buổi tối thứ bảy, chủ nhật hàng tuần với 20 người tham gia. Được các nghệ nhân truyền dạy, nhiều người đã nắm vững kỹ thuật, diễn tấu các bài chiêng truyền thống của người Jrai”-ông Roi cho biết thêm.

Bà Rơ Lan Than-công chức Văn hóa-xã hội xã Ia Pếch trao đổi với người dân về việc lưu giữ, bảo tồn văn hóa cồng chiêng trên. Ảnh: R'Ô HOK

Bà Rơ Lan Than-công chức Văn hóa-xã hội xã Ia Pếch trao đổi với người dân về việc lưu giữ, bảo tồn văn hóa cồng chiêng trên. Ảnh: R'Ô HOK

Xã Ia Pếch hiện có 27 bộ cồng chiêng, tất cả 7 làng đều có cồng chiêng. Trong đó, hộ ông Rơ Châm Blêh và Siu Tăn đang sở hữu nhiều bộ cồng chiêng nhất xã. Hiện mỗi làng cũng có 3 nghệ nhân truyền dạy cồng chiêng, múa xoang.

Trao đổi với P.V, bà Phạm Thị Kim Tuyến-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Pếch-thông tin: Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa được địa phương quan tâm. Năm 2018, UBND xã đã tổ chức Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ nhất. Tiếp đó, ngày 14-10-2020, Đảng ủy xã Ia Pếch đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/ĐU về việc xây dựng và phát triển văn hóa cồng chiêng đối với thanh-thiếu niên, giai đoạn 2020-2025. Từ năm 2020 đến nay, UBND xã đã thành lập các đội cồng chiêng tại 7 làng; đồng thời kết hợp tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho giới trẻ.

“Cuối năm nay, chúng tôi sẽ tổ chức Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ II. Đây là dịp để các đội cồng chiêng gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc”-bà Tuyến nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.