Bánh tráng Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bánh tráng có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trên cả nước, cả trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Thế nhưng chẳng hiểu sao, tôi cứ nghĩ và nhớ về món bánh tráng Bình Định. Có lẽ là bởi không ở nơi đâu bánh tráng lại đa dạng và có thể ăn vào mọi dịp như “xứ nẫu”.

1banhtrang.jpg
Một cửa hàng chuyên bán các loại bánh tráng Bình Định trên đường Nguyễn Trãi, TP. Pleiku. Ảnh: Nguyên Võ

Bánh tráng Bình Định được làm từ những nguyên liệu khác nhau. Ngoài bột gạo là phổ biến, bánh tráng còn có thể làm từ bột mì, khoai lang, bột mì nhứt và có thể kết hợp với mè, dừa sợi. Người Bình Định làm bánh tráng nhiều kích cỡ, độ dày mỏng khác nhau, phù hợp với những cách ăn khác nhau. Bánh tráng có thể nướng, nhúng nước, quấn chả ram, ăn kèm với các loại rau, thịt, tôm, trứng hay đơn giản chỉ là chấm nước mắm.

Bánh tráng xuất hiện từ bao giờ tôi không rõ. Nghe bà con địa phương truyền khẩu, bánh tráng đã từng theo đoàn quân Quang Trung hành quân thần tốc ra Bắc đánh quân Thanh vào mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789). Người Bình Định dù ở quê hay xa quê đều muốn giữ thói quen ăn uống của mình. Có lẽ vì thế mà bánh tráng xuất hiện hầu như ở mọi dịp trong đời sống.

Một bữa cúng, giỗ của người Bình Định sẽ không đầy đủ nếu thiếu bánh tráng. Bánh tráng cúng được nướng đều hai mặt, không để chỗ nào cháy hoặc chưa chín. Cúng xong, việc bẻ bánh tráng khi bày đồ cúng ra ăn cũng rất đặc biệt, cần sự cẩn thận, trang trọng để bánh có thể được bẻ ra đều miếng, không bể nát. Tôi thường thấy người già, nhất là mấy trưởng tộc đặt bánh tráng lên đầu để bẻ, mà theo họ nói thì “xưa bày nay làm” để thể hiện sự cung kính.

Người Bình Định ăn bánh tráng thường xuyên và trong mọi hoàn cảnh. Nếu có cá hấp, thịt luộc hay trứng chiên cuốn cùng bánh tráng nhúng, chấm với nước mắm, mắm nêm mà quây quần cùng ăn với gia đình hay bạn bè thì rất tuyệt, vừa đơn giản vừa đầm ấm.

Bánh tráng nhiều khi là một món ăn nhanh chống đói. Sáng dậy chỉ nhúng vài cái để ăn rồi đi học, đi làm; trong ngày, khi nào đói cũng có thể lấy vài cái bánh tráng nhúng ăn. Vì tính thông dụng đó nên trong nhà người Bình Định nào cũng có vài ràng bánh tráng. Khách đến đột xuất gặp bữa, chỉ cần nhúng thêm vài cái bánh tráng cuốn rau, trứng là xong. Người Bình Định cần cù, chất phác và đơn giản nên việc ăn uống cũng thể hiện đặc trưng của vùng miền.

Tôi không lớn lên ở Bình Định nhưng nơi tôi sống đa số là người Bình Định đến lập nghiệp và định cư. Họ vẫn luôn giữ nếp sống và những món ăn truyền thống nơi quê nhà. Sau mùa lúa, các lò bánh tráng bắt đầu đỏ lửa. Lò được đắp kín bằng đất bùn, để vừa cái nồi với tấm vải trắng sạch căng bên trên.

Khi nồi nước sôi, từng vá bột được người tráng bánh cẩn thận đổ vào tấm vải và nhanh tay trải mỏng lớp bột từ trong ra ngoài thành hình tròn. Khi bột chín và bánh đã thành hình, người ta dùng chiếc đũa lớn vớt ra và đặt ngay ngắn vào vỉ để đem phơi. Bánh tráng cần được làm vào ngày nắng để đảm bảo độ khô giòn và thơm ngon. Trước đây, khi chưa có điện và công nghệ còn hạn chế, việc làm bánh tráng chủ yếu là thủ công và phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Ở Bình Định hay Gia Lai-nơi nhiều người quê gốc Bình Định sinh sống, bánh tráng có mặt ở khắp nơi, từ chợ lớn, chợ nhỏ đến tạp hóa, siêu thị. Người Bình Định có câu nói truyền miệng: “Đi đâu nhớ đem theo ít tiền trong người để lỡ có làm bể bánh tráng mà đền cho người ta”. Đó là lời căn dặn con cháu về cách sống nhưng nó cũng chứng tỏ việc thông dụng của bánh tráng.

Đây cũng là một trong những món quà quê mà người Bình Định thường tặng bà con, bạn bè. Những sinh viên đi học xa nhà cũng đem theo món bánh tráng để có thể qua bữa mỗi khi đói lòng và thỏa nỗi nhớ quê. Bánh tráng có thể mua ở mọi nơi nhưng bánh tráng Bình Định có hương vị riêng và người Bình Định vẫn thích ăn bánh tráng quê mình là vì vậy.

Với sự giao thoa giữa các vùng miền, bánh tráng Bình Định hầu như đã có mặt khắp mọi nơi từ trong nước đến nước ngoài. Thế nhưng, ăn bánh tráng theo cách của người Bình Định vẫn là nét văn hóa rất riêng và là niềm tự hào khó tả của “xứ nẫu”.

Có thể bạn quan tâm

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.