Dân làng gây quỹ mua cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với nhiều phương thức linh hoạt, một số làng ở xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã gây quỹ mua cồng chiêng phục vụ sinh hoạt cộng đồng, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Anh Vư-Bí thư Chi Đoàn làng Chưp-cho biết: Trước đây, làng có 1 bộ chiêng nhưng bị hỏng. Trong khi đó, cuộc sống của người dân còn khó khăn. Vì thế, việc vận động mua bộ chiêng mới gặp nhiều trở ngại. Năm 2021, từ quỹ đất trống 3 ha của làng, Chi Đoàn đề nghị làng cho mượn để canh tác, gây quỹ.

Sau khi được chấp thuận, đoàn viên, thanh niên cùng nhau góp ngày công để trồng mì, bời lời, keo. Năm 2022, từ nguồn thu hoạch mì, Chi Đoàn trích 15 triệu đồng đóng góp với Ban Nhân dân thôn mua 1 bộ cồng chiêng (22 cái) trị giá 30 triệu đồng. Từ khi có bộ chiêng mới, một số lễ hội của làng được phục hồi, phong trào văn hóa-văn nghệ ngày càng phát triển.

Già làng Blưk truyền dạy cồng chiêng cho đoàn viên, thanh niên xã Lơ Pang. Ảnh: H.P

Già làng Blưk truyền dạy cồng chiêng cho đoàn viên, thanh niên xã Lơ Pang. Ảnh: H.P

“Ngoài phục vụ trong các dịp lễ hội, đội cồng chiêng còn đại diện cho địa phương tham gia các hoạt động văn hóa do các cấp tổ chức. Mới đây, tại hội thi cồng chiêng toàn huyện năm 2022, đội cồng chiêng của làng giành giải khuyến khích nội dung trình diễn cồng chiêng. Đội cũng tham gia trình diễn cho du khách tại Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” lần thứ I-2022”-anh Vư chia sẻ.

Tại làng Roh, phong trào gây quỹ mua cồng chiêng cũng được bà con đồng lòng ủng hộ. Già làng Blưk cho hay: Làng Roh có 120 hộ với 600 khẩu. Trước đây, làng có 2 bộ cồng chiêng nhưng 1 bộ bị kẻ gian lấy trộm, bộ còn lại thì hư hỏng. Mỗi lần có lễ hội, bà con phải đi mượn chiêng ở làng khác để ghép chung với số cồng chiêng còn lại. Tuy nhiên, phần trình diễn cồng chiêng vẫn không truyền cảm vì âm thanh không chuẩn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các hoạt động lễ hội bị đình trệ, việc truyền dạy cho giới trẻ cũng hạn chế.

Để mua bộ cồng chiêng mới, dân làng Roh thống nhất đóng góp mỗi hộ 200 ngàn đồng. Làng cũng phân công các tổ, chi hội nhận quỹ đất trống của làng để trồng mì, bời lời và nhận làm công để có thêm kinh phí mua cồng chiêng. Năm 2021, từ số tiền quyên góp được, làng Roh mua được 1 bộ cồng chiêng trị giá 40 triệu đồng. Có bộ cồng chiêng mới, bà con ai cũng mừng vui, phấn khởi. Làng tổ chức lễ hội tưng bừng.

“Mình thường xuyên truyền dạy cách đánh chiêng, múa xoang và phân tích cho lớp trẻ trong làng hiểu về văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình để chúng ý thức hơn trong việc giữ gìn, tiếp nối văn hóa truyền thống”-ông Blưk bộc bạch. Còn anh Blâp-Bí thư Chi Đoàn làng Roh thì cho hay: “Từ ngày có bộ chiêng mới, việc truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho lớp trẻ đều đặn hơn. Các phong trào của thanh niên cũng sôi nổi, rộn ràng. Chúng tôi cũng phân công đoàn viên thanh niên trông giữ, bảo quản cồng chiêng, tránh hư hỏng, mất mát”.

Đoàn viên, thanh niên làng Chưp (xã Lơ Pang) tập luyện đánh cồng chiêng. Ảnh: R'Ô HOK

Đoàn viên, thanh niên làng Chưp (xã Lơ Pang) tập luyện đánh cồng chiêng. Ảnh: R'Ô HOK

Anh Ngôn-Bí thư Đoàn xã Lơ Pang-thông tin: Toàn xã hiện có 20 bộ cồng chiêng, trong đó, người dân sở hữu 9 bộ, tập thể 11 bộ. Cả 7 làng trong xã đều có cồng chiêng. “Việc vận động gây quỹ mua cồng chiêng là cách làm sáng tạo, thể hiện ý thức của cộng đồng trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống. Chúng tôi sẽ duy trì và nhân rộng các mô hình gây quỹ để tiếp tục có kinh phí chỉnh sửa, mua các bộ chiêng mới; đồng thời thành lập các đội cồng chiêng thanh niên tại các làng, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương”-anh Ngôn nói.

Trong khi đó, ông Huỳnh Ngọc Hải-Chủ tịch UBND xã Lơ Pang-cho biết: Những năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa được địa phương quan tâm chú trọng, đặc biệt là duy trì các lễ hội truyền thống. Thời gian tới, UBND xã tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.