Pleiku còn 248 hộ nghèo, 522 hộ cận nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 23-11, UBND TP. Pleiku tổ chức họp xét đánh giá thống nhất kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn năm 2022.

Năm 2022, UBND thành phố đã tập trung các nguồn lực và huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thành phố đã ban hành kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2022; chỉ đạo UBND các xã, phường triển khai công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2022.

 Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Bá Bính
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Bá Bính



Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, thống nhất kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp có mức sống trung bình năm 2022 trên địa bàn. Qua đó, toàn thành phố có 248 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,4% (248/62.155 hộ); 522 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,84% (522/62.155 hộ); trong đó có 157 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 2,16% (157/7.262 hộ dân tộc thiểu số); 243 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 3,35%( 243/7.262 hộ dân tộc thiểu số).

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku Nguyễn Hữu Sung ghi nhận sự vào cuộc tích cực của các thành viên Ban Chỉ đạo, UBND các phường, xã trong thực hiện kế hoạch giảm nghèo. Đồng thời đề nghị tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về công tác giảm nghèo gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới. Đổi mới nội dung công tác tuyên truyền, giới thiệu kịp thời những mô hình, kinh nghiệm thoát nghèo nhanh, bền vững, kinh nghiệm sử dụng vốn vay có hiệu quả… Tăng cường đầu tư các nguồn lực của thành phố cho giảm nghèo, lồng ghép với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Thực hiện các chế độ, chính sách giảm nghèo kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng để công tác giảm nghèo được bền vững.

 

BÁ BÍNH

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

(GLO)- Ngày 26-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) với chủ đề “50 năm độc lập, thống nhất đất nước: Trỗi dậy miền đất Bazan”.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.