Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1080/QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về Trẻ em (Ủy ban). Theo phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban là Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Phó Chủ tịch Ủy ban gồm: Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Phó Chủ tịch Thường trực); ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và bà Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh VGP

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh VGP

Ủy viên gồm: Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Thường trực); ông Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an; ông Nguyễn Sỹ Hiệp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; bà Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chính; ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Y Vinh Tơr, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông Đỗ Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; ông Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; bà Tôn Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.

Ủy ban Quốc gia về trẻ em có nhiệm vụ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, điều phối giữa các bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vấn đề về trẻ em, thực hiện quyền trẻ em; đề xuất phương hướng, giải pháp để thực hiện các vấn đề liên quan đến trẻ em và thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Ủy ban Quốc gia về trẻ em đề xuất phương hướng, giải pháp để thực hiện các vấn đề liên quan đến trẻ em và thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Ảnh minh họa: Phan Lài

Ủy ban Quốc gia về trẻ em đề xuất phương hướng, giải pháp để thực hiện các vấn đề liên quan đến trẻ em và thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Ảnh minh họa: Phan Lài

Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp trong việc thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em. Đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện quyền và các nhiệm vụ liên quan đến trẻ em; các báo cáo thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền.

Ủy ban Quốc gia về trẻ em làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về trẻ em, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban.

Có thể bạn quan tâm

Giúp phụ nữ nông thôn tiếp cận nước sạch và nhà vệ sinh

Giúp phụ nữ nông thôn tiếp cận nước sạch và nhà vệ sinh

(GLO)- Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ nông thôn ở Gia Lai được tiếp cận với nguồn nước sạch và nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Sự thiếu hụt này khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Xuất phát từ tình hình thực tế, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh đã xây dựng Đề án “Xây dựng gia đình 3 sạch, thực hiện chỉ tiêu 17.8 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”.
Người cao tuổi Hà Bầu tích cực tham gia công tác hòa giải

Người cao tuổi Hà Bầu tích cực tham gia công tác hòa giải

(GLO)- Ông Ksor Klar-Chủ tịch Hội Người cao tuổi (NCT) xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) cho biết: Toàn xã có hơn 1.500 hộ, với gần 8.000 khẩu, trong đó đa phần là người Jrai, Bahnar. Thời gian trước đây, lợi dụng trình độ dân trí còn hạn chế, kinh tế khó khăn, địa bàn rộng, kẻ xấu đã kích động, xúi giục bà con bỏ bê công việc nương rẫy, thưa kiện lẫn nhau, tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng, vượt biên, vi phạm pháp luật.
Giảm nghèo bền vững: Cần những “cú hích”

Giảm nghèo bền vững: Cần những “cú hích”

(GLO)- Với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả, đời sống của các hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai đã dần được cải thiện. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo vẫn cần những “cú hích” để đạt được mục tiêu đề ra.
Ia Sao giúp người dân thay đổi tư duy để thoát nghèo

Ia Sao giúp người dân thay đổi tư duy để thoát nghèo

(GLO)- Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” tại xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã lan tỏa sâu rộng. Người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà tự lực vươn lên thoát nghèo.
Đổi đời nhờ được hỗ trợ sinh kế

Đổi đời nhờ được hỗ trợ sinh kế

(GLO)- Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền cùng sự “trợ lực” từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.