Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt: Cần giải quyết hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 25-1, đoàn khảo sát do ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Đức Cơ về việc giải quyết đơn kiến nghị của ông Nguyễn Văn Hương (tổ 6, thị trấn Chư Ty).

Tháng 4-2023, ông Hương gửi đơn đến HĐND tỉnh kiến nghị về việc Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đào mương thoát nước làm ảnh hưởng đến tài sản và đất, gây thiệt hại về kinh tế của gia đình ông.

Trong đơn, ông Hương cho rằng, năm 1999, gia đình ông có mua một mảnh đất nông nghiệp rộng hơn 1 ha để trồng cây công nghiệp lâu năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vị trí đất nằm ở làng Chan (xã Ia Pnôn), sát đội 1, Công ty 72.

Những năm qua, Công ty 72 đào hào chống lấn để bảo vệ vườn cây của đơn vị. Vào mùa mưa, nước từ trên cao chảy xuống gây sạt lở bờ mương và làm thiệt hại vườn cây công nghiệp của gia đình ông.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt phát biểu tại buổi khảo sát. Ảnh: Hà Phương

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt phát biểu tại buổi khảo sát. Ảnh: Hà Phương

Cũng trong đơn, ông Hương cho biết: Năm 2019, ông đã làm tờ trình về vấn đề này gửi Ban Giám đốc Công ty 72 đề nghị giải quyết. Công ty đã tiếp nhận vụ việc, cử cán bộ vào kiểm tra mương và lượng nước đổ về vườn nhà ông vào mùa mưa lũ, thấy được thiệt hại mà Công ty gây ra cho vườn và đường đi của gia đình ông.

Tuy nhiên, sau một thời gian, ông vẫn chưa thấy Công ty 72 khắc phục và đến nay vẫn chưa có phương hướng giải quyết. Ngày 21-3-2023, Công ty tiếp tục cho máy vào đào mương to và rộng hơn.

“Tôi đã gặp và trao đổi trực tiếp nếu Công ty tiếp tục đào mương, mùa mưa nước chảy nhanh hơn và mạnh hơn có nguy cơ gây sạt lở, toàn bộ vườn cây của tôi sẽ mất trắng. Ngoài ra, Công ty còn múc cả cống của tôi lên bờ làm mất luôn đường đi qua vườn của tôi.

Hiện tôi đã nghỉ hưu, vợ tôi không có thu nhập ổn định, vườn cây công nghiệp này là thu nhập chính của gia đình tôi”-ông Hương viết trong đơn.

Tại buổi khảo sát, đoàn đã nghe đại diện lãnh đạo Công ty 72 và UBND xã Ia Pnôn báo cáo về quá trình phối hợp giải quyết vụ việc. Theo đó, xã đã tổ chức buổi làm việc giữa 2 bên. Công ty 72 cũng đã có trả lời và nêu một số đề xuất nhưng cuối cùng vẫn không thỏa thuận được với gia đình ông Hương.

Vì vậy, UBND xã đề nghị gia đình ông Hương nghiên cứu, nếu có đầy đủ thông tin tài liệu hoặc chứng cứ cho rằng phía Công ty 72 đã để cho toàn bộ nước chảy từ vườn cây cao su của Công ty xuống vườn nhà ông gây thiệt hại tài sản, hoa màu... thì đề nghị gửi đơn cho Tòa án nhân dân huyện để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đoàn khảo sát kiểm tra trực tiếp hiện trường mương nước của Công ty 72. Ảnh: Hà Phương

Đoàn khảo sát kiểm tra trực tiếp hiện trường mương nước của Công ty 72. Ảnh: Hà Phương

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt cho rằng: Qua đi khảo sát thực tế và nghe báo cáo của các bên liên quan, đơn của ông Hương kiến nghị giải quyết vấn đề ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân theo quy định của pháp luật, được pháp luật bảo vệ.

Việc giải quyết đến nay chưa đạt yêu cầu do nhiều nguyên nhân. Trước hết, có báo cáo hòa giải nhưng việc cử cán bộ trực tiếp ra hiện trường để đánh giá sơ bộ vụ việc này chưa thực hiện. Công ty 72 cũng có thiện chí để giải quyết nhưng yêu cầu của người dân vượt quá trách nhiệm của Công ty dẫn đến 2 bên chưa có sự thống nhất. Một vấn đề nữa là huyện đang phó mặc cho xã giải quyết mà chưa cử cán bộ các phòng, ban chuyên môn xuống để phối hợp làm việc.

Đến giờ này, vụ việc vẫn chưa xác định là vấn đề dân sự, vì vụ việc dân sự phải phát sinh thiệt hại tài sản theo yêu cầu của dân.

“Thời gian tới, các ngành chức năng của huyện cần báo cáo với đoàn giám sát hết sức khách quan, trung thực. Đề nghị UBND huyện trực tiếp xem xét toàn bộ vụ việc này và chủ trì cùng phối hợp với Công ty 72 để giải quyết làm sao hài hòa lợi ích của Công ty và người dân. Đồng thời có báo cáo vấn đề này gửi về Thường trực HĐND tỉnh vào đầu quý II-2024”-Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.