Phát triển ngành công nghiệp: Dựa trên tiềm năng và thế mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phát triển ngành công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Gia Lai. Ngoài việc gắn liền với sự phát triển của các ngành theo hướng đa dạng hóa, sản xuất công nghiệp tỉnh ta đang từng bước hình thành một số ngành mũi nhọn dựa trên tiềm năng và thế mạnh của tỉnh với tốc độ phát triển nhanh và bền vững…

Sức bật từ sau đổi mới

Từ sau ngày giải phóng đến nay, đặc biệt là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, ngành Công nghiệp (CN) tỉnh Gia Lai đã có sự phát triển nhanh chóng. Nếu như năm 1976, giá trị sản xuất CN toàn tỉnh Gia Lai-Kon Tum mới đạt 10,1 tỷ đồng thì đến năm 1991 con số này của tỉnh Gia Lai đã đạt 35,6 tỷ đồng và năm 1995 là 61 tỷ đồng.

 

 

Phải đến giai đoạn 2006-2010, hoạt động sản xuất CN của tỉnh mới thật sự có nhiều chuyển biến rõ nét với tốc độ tăng trưởng bình quân 28%, tổng giá trị sản xuất đạt 15.945 tỷ đồng. Nhờ biết khai thác tiềm năng, thế mạnh, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng nguyên liệu nông sản lớn, tạo điều kiện cho sản xuất CN tập trung, người dân có thu nhập cao và ổn định; đồng thời, hình thành các nhà máy chế biến sản phẩm cao su, cà phê, hồ tiêu, gỗ tinh chế, tinh bột mì, đường… có công suất lớn.

Thành tựu trên lĩnh vực CN đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Từ một nền kinh tế với tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp chiếm đến 70%, đến nay Gia Lai đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực CN và dịch vụ. Sản xuất CN phát triển nhanh với nhiều cơ sở sản xuất, nhà máy được đầu tư xây dựng như thủy điện, vật liệu xây dựng, CN khai thác khoáng sản, chế biến nông-lâm sản, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có thị trường xuất khẩu… Nhờ khai thác tốt tiềm năng về phát triển cây CN, Gia Lai đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung với 110.000 ha cao su, 80.000 ha cà phê, 13.000 ha tiêu, 38.000 ha mía, 17.000 ha điều… phục vụ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn, đóng góp đến hơn 60% vào giá trị sản xuất ngành CN. Bên cạnh CN chế biến thì CN sản xuất điện năng cũng là ưu thế khi tỷ trọng đạt 38%, hàng năm đóng góp rất lớn vào sản lượng điện quốc gia.

Đòn bẩy để thúc đẩy CN phát triển nhanh là từ lúc hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông từng bước được nâng cấp, xây dựng, cộng với việc tạo ra môi trường thu hút các nguồn lực đầu tư cho địa phương. Bên cạnh đó là việc thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển sản xuất CN; chú trọng công tác khuyến công, kêu gọi đầu tư vào những ngành CN có công nghệ hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Đặc biệt, từ chỗ sản xuất CN manh mún, không tập trung, đến nay đã hình thành một số khu-cụm CN với quy mô vừa và nhỏ, làm cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

Phát triển ngành công nghiệp chủ lực

Trong giai đoạn 2016-2020, ngành CN phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8,1%/năm. Giá trị sản xuất CN (theo giá so sánh 2010) dự kiến năm 2016 đạt 16.657 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 22.460 tỷ đồng.

 

Đến năm 2015, tổng giá trị sản xuất CN của tỉnh đạt 9.437 tỷ đồng, gấp 2,05 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 15,45%/năm. Một số sản phẩm tăng mạnh như: sản lượng điện tăng 2 lần, đường tinh chế tăng 3,8 lần, tinh bột mì tăng 4 lần, đá granite tăng 2,4 lần, gạch nung tăng 1,6 lần, sản phẩm cơ khí các loại tăng 1,7 lần so với năm 2010…

Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh đang tiếp tục có những chính sách hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu-cụm CN; đẩy mạnh liên kết vùng và các khu vực nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Mới đây, UBND tỉnh cũng vừa ký quyết định thành lập các cụm CN và tiểu thủ CN ở TP. Pleiku (diện tích 40 ha), Chư Pah (53,91 ha), Chư Sê (51,5 ha), Mang Yang (15 ha) với các ngành CN chủ yếu là chế biến nông-lâm sản xuất khẩu, mật ong, thức ăn gia súc, gỗ, cán sợi bông, công nghiệp cơ khí chế tạo, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến đá granite…

Mục tiêu của tỉnh là sẽ phát triển CN theo hướng hiện đại hóa, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, trong đó, tập trung phát triển, hiện đại hóa những ngành CN có lợi thế so sánh và tác động mạnh đến sự phát triển nhanh, bền vững. Đồng thời, tỉnh sẽ tiếp tục phát huy tốt hiệu quả hoạt động của các nhà máy thủy điện trên địa bàn (với tổng công suất 2.193,95 MW), các nhà máy CN chế biến đường tinh chế, tinh bột mì, điều xuất khẩu, đá granite… Tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án CN như: Nhà máy sữa tươi 100%-Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutifood Tây Nguyên, nhà máy sản xuất cồn nhiên liệu Đak Ble, nhà máy thủy điện Ia Ly giai đoạn 2, nhà máy nhiệt điện bã mía An Khê… để đảm bảo đưa vào hoạt động đúng tiến độ, tạo sức bật nhanh và bền vững. Đặc biệt, tỉnh sẽ chuyển hướng đầu tư từ chiều rộng sang chiều sâu; phát triển mạnh một số ngành CN phục vụ phát triển nông nghiệp và CN phụ trợ; chú trọng phát triển CN chế biến nông sản theo hướng tinh và sâu nhằm tăng thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm; CN sinh học, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất...

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm