Phát huy hiệu quả “góc truyền thông” tại trạm y tế xã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xác định rõ vai trò của truyền thông trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng và phát huy có hiệu quả mô hình “Góc truyền thông” tại trạm y tế xã.

“Góc truyền thông” của Trạm Y tế xã Ia Yok được bố trí nơi thuận tiện, thoáng đãng để người dân dễ dàng tiếp cận. Ngoài sách, báo, tờ rơi, áp phích, tài liệu về phòng-chống HIV/AIDS, sốt xuất huyết, dân số-kế hoạch hóa gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm... thì Trạm còn trang bị thêm loa, đài, băng đĩa. Tranh thủ khi người dân đến khám bệnh, cán bộ chuyên trách về dân số-kế hoạch hóa gia đình tiến hành tư vấn các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, các bệnh truyền nhiễm, sàng lọc trước khi sinh, tiêm chủng mở rộng.

Hàng năm, Trạm khám-chữa bệnh cho khoảng 7.000 lượt người và bà con đều được truyền thông về sức khỏe. Bà H’Yjen (làng Bồ 1) vui vẻ cho hay: “Tôi bị tăng huyết áp nên thường xuyên tới Trạm để đo và theo dõi sức khỏe. Ngoài được tư vấn sức khỏe, tôi còn được xem sách báo kèm theo những hình ảnh minh họa tuyên truyền rất dễ hiểu”.

Góc truyền thông tại Trạm Y tế xã Ia Yok (huyện Ia Grai) được bố trí ở nơi thuận tiện, người dân dễ tiếp cận. Ảnh: Trần Dung

Góc truyền thông tại Trạm Y tế xã Ia Yok (huyện Ia Grai) được bố trí ở nơi thuận tiện, người dân dễ tiếp cận. Ảnh: Trần Dung

Ông Nguyễn Văn Huyên-Trạm trưởng Trạm Y tế xã Ia Yok-cho hay: Xã có trên 9.000 nhân khẩu, trong đó có 14% dân số là người dân tộc thiểu số. Những năm qua, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng-chống dịch bệnh luôn được đơn vị đặc biệt quan tâm. Cùng với các mô hình truyền thông lồng ghép, truyền thông trực tiếp hộ gia đình, truyền thông nhóm thì mô hình “Góc truyền thông” đã thực sự phát huy hiệu quả và thu hút được sự quan tâm, tìm hiểu của người dân.

Được đầu tư xây dựng đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2020-2021, Trạm Y tế xã Ia Pếch có đủ 12 phòng chức năng theo quy định cùng trang-thiết bị phục vụ khám-chữa bệnh. Trong đó, mô hình “Góc truyền thông” đã phát huy hiệu quả rõ nét.

Phó Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đinh Thị Cất cho biết: “Hàng năm, chúng tôi đều xây dựng kế hoạch, triển khai công tác truyền thông tư vấn sức khỏe cho người dân. Nhờ xây dựng có hiệu quả “Góc truyền thông” với hình ảnh, mô hình minh họa sinh động mà người dân tiếp cận kiến thức rất nhanh, biết cách phòng-chống một số loại bệnh thông thường và tham gia tiêm chủng đầy đủ. Hiện nay, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 84%. Bà con đã có nhiều chuyển biến trong ý thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe”.

Cán bộ Trạm Y tế xã Ia Yok (huyện Ia Grai) tư vấn sức khỏe cho người dân. Ảnh: Trần Dung

Cán bộ Trạm Y tế xã Ia Yok (huyện Ia Grai) tư vấn sức khỏe cho người dân. Ảnh: Trần Dung

Theo ông Ngân Văn Thư-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, những năm qua, mạng lưới y tế tuyến xã từng bước được củng cố và phát triển, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Hiện nay, 100% nhà trạm được sửa chữa, xây mới đảm bảo quy định. Đặc biệt, tất cả 13 trạm y tế đã xây dựng mô hình “Góc truyền thông” để tuyên truyền bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Để mô hình hoạt động hiệu quả, các trạm y tế thường xuyên cập nhật nội dung tuyên truyền mới; sao chép đĩa DVD nội dung tuyên truyền về dân số, tiêm chủng, phòng-chống bệnh truyền nhiễm… phục vụ tuyên truyền.

“Bên cạnh công tác khám-chữa bệnh cho người dân, hầu hết các trạm đều triển khai tốt hoạt động truyền thông chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhờ đó, công tác y tế dự phòng, vệ sinh môi trường và các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế cũng được triển khai thực hiện có hiệu quả. 100% xã, thị trấn đều đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã”-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ia Grai thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.