Ông Siu Djap: Trưởng thôn “2 giỏi”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Siu Djap-Trưởng thôn Thơh Nhueng (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) còn luôn đi đầu trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, ông Djap cho biết: Năm 1984, ông lập gia đình và ra ở riêng. Do không có đất sản xuất và vốn đầu tư nên cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Không cam chịu đói nghèo, vợ chồng ông đã tích cực khai hoang để trồng trọt và chăn nuôi thêm bò, heo. Gia đình dành dụm tiền để mua thêm ruộng rẫy.

Nhờ vậy, cuộc sống từng bước ổn định. Sau khi chia bớt đất đai cho 5 người con, vợ chồng ông hiện còn 2 ha cà phê, 2,8 ha lúa, 10 con bò sinh sản và 3 con heo. Mỗi năm, gia đình thu nhập 200 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí.

Cũng theo ông Djap, trước đây, gia đình ông canh tác 3.000 trụ hồ tiêu. Do hồ tiêu bị nhiễm bệnh, năng suất kém, giá cả bấp bênh khiến kinh tế của gia đình gặp nhiều khó khăn.

“Năm 2018, tôi phá bỏ toàn bộ diện tích hồ tiêu bị chết để trồng cà phê giống TR4. Thấy gia đình tôi làm ăn hiệu quả, các hộ trong làng cũng học hỏi làm theo. Đối với những gia đình còn khó khăn, ngoài hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc cây cà phê, tôi còn vận động họ vay vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt nhằm nâng cao thu nhập”-ông Djap cho hay.

Ông Siu Djap (bìa trái) tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và đảm bảo an ninh trật tự trong làng. Ảnh: R.H

Ông Siu Djap (bìa trái) tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và đảm bảo an ninh trật tự trong làng. Ảnh: R.H

Làng Thơh Nhueng có 232 hộ. Trước đây, bà con chủ yếu trồng bắp, mì nên hiệu quả kinh tế không cao. Để giúp người dân cải thiện thu nhập, ông Djap đến từng nhà vận động bà con chuyển đổi cây trồng. Ông còn vận động dân làng vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Hiện làng có 3 tổ vay vốn với tổng dư nợ hơn 5 tỷ đồng. Nhờ nguồn vốn vay, nhiều hộ có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo. Đến nay, làng còn 15 hộ nghèo.

Không chỉ nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, ông Djap còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân chung tay đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Ông chia sẻ: Trước đây, lợi dụng sơ hở trong việc quản lý tài sản của người dân, kẻ gian thường trộm cắp nông sản, vật nuôi. Bên cạnh đó, một số thanh-thiếu niên vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Để đảm bảo an ninh trật tự, làng đã thành lập tổ tự quản với 12 thành viên để tuần tra, nắm tình hình và kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Ông Siu Djap (bìa trái) trao đổi công việc xây dựng nông thôn mới với Bí thư Đảng ủy xã Ia Phang Trần Văn Cường. Ảnh: R.H

Ông Siu Djap (bìa trái) trao đổi công việc xây dựng nông thôn mới với Bí thư Đảng ủy xã Ia Phang Trần Văn Cường. Ảnh: R.H

“Tôi thường xuyên tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức cảnh giác với tội phạm. Bên cạnh đó, tôi dành thời gian đến các hộ gia đình có con em hư hỏng để tuyên truyền, giáo dục. Với những trường hợp tái phạm, tổ tự quản đến tận nhà nhắc nhở gia đình và buộc các cháu ký cam kết chịu trách nhiệm trước dân làng nếu tái phạm. Nhờ đó, ý thức chấp hành pháp luật của thanh-thiếu niên trong làng được nâng lên. Tình trạng trộm cắp, vi phạm trật tự an toàn giao thông đã giảm hẳn”-ông Djap bộc bạch.

Hơn 8 năm trong vai trò Trưởng thôn Thơh Nhueng, ông Djap tích cực tham gia hòa giải các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng, góp phần gắn kết tình làng nghĩa xóm.

Cùng với đó, ông tuyên truyền, vận động người dân tích cực xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; không nghe theo lời xúi giục, lôi kéo của các đối tượng phản động.

Trao đổi với P.V, ông Trần Văn Cường-Bí thư Đảng ủy xã Ia Phang-thông tin: “Ông Siu Djap là cán bộ nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Gia đình ông cũng là hộ làm kinh tế giỏi của địa phương”.

Năm 2020, ông Siu Djap được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư giai đoạn 2018-2020. Năm 2021, ông được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích trong xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2020. Năm 2023, ông được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.