Những cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thi đua phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo là một trong những nội dung quan trọng trong phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”. Thời gian qua, chi hội Cựu chiến binh (CCB) làng Krêl (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã trở thành điểm sáng trong việc vận động cán bộ, hội viên lao động sản xuất, phát triển kinh tế.
Là già làng và cũng là hội viên tiêu biểu của chi hội CCB làng Krêl, ông Rơ Châm Bum luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động của địa phương. Với 2 ha cà phê, 1 ha cao su, 1 ha điều cùng đàn bò 13 con, mỗi năm gia đình ông thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Ông chia sẻ: “Mặc dù tuổi đã cao, không còn khỏe để lao động nhưng tôi vẫn thường xuyên động viên con cháu và người dân trong làng chịu khó lao động sản xuất, trồng cà phê, cao su, cây ăn quả… để nâng cao thu nhập, có cuộc sống tốt hơn. Phát triển kinh tế gia đình cũng là cách để hưởng ứng cuộc vận động xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.
 Ông Nguyễn Bá Nhạc chăm sóc vườn cây đinh lăng của gia đình. Ảnh: P.N
Ông Nguyễn Bá Nhạc chăm sóc vườn cây đinh lăng của gia đình. Ảnh: P.N
Ở làng Krêl, gia đình CCB Nguyễn Bá Nhạc cũng là một trong những hội viên tiêu biểu về phát triển kinh tế vườn. Là dân kinh tế mới vào Đức Cơ lập nghiệp, với bản lĩnh của người lính Cụ Hồ, ông đã quyết tâm bám đất, bám vườn. Từ nguồn vốn tích góp được cùng với vốn vay từ ngân hàng và nguồn chi hội hỗ trợ, ông Nhạc đã đầu tư trồng cây công nghiệp kết hợp với cây ăn quả và cây dược liệu. Hiện nay, với 3 ha cà phê, 800 trụ hồ tiêu, 100 cây ăn quả các loại và 2.000 cây đinh lăng, mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 300 triệu đồng. Ngoài ra, ông Nhạc cũng đã đầu tư một lò sấy cà phê và hệ thống máy xay tại nhà để phục vụ cho gia đình và bà con trong vùng. Kinh tế khá giả, ông thường xuyên giúp đỡ hội viên trong chi hội và người dân trong làng bằng cách cho vay vốn để phát triển sản xuất. Ông Nhạc cho biết: “Mới đây, tôi đã bỏ vốn ra đầu tư vào làm lò sấy cà phê với chi phí 160 triệu đồng. Công suất của lò là 10 tấn/mẻ, mỗi ngày sấy được 20 tấn. Việc vận hành lò sấy đã tạo việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương”.       
Ông Nguyễn Hồng Tân chăm sóc vườn sầu riêng của gia đình. Ảnh: P.N
Ông Nguyễn Hồng Tân chăm sóc vườn sầu riêng của gia đình. Ảnh: P.N
Không chỉ điển hình trong phong trào phát triển kinh tế, CCB làng Krêl còn thực hiện tốt phong trào giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Đến nay, chi hội đã xây dựng được nguồn quỹ hơn 200 triệu đồng để hỗ trợ hội viên khó khăn vươn lên cải thiện cuộc sống. Nhờ đó, chi hội hiện có hơn 70% gia đình có kinh tế khá giả và có 9 hội viên tham gia Câu lạc bộ “CCB sản xuất, kinh doanh giỏi” huyện Đức Cơ. Ông Nguyễn Hồng Tân-Chi hội trưởng chi hội CCB làng Krêl-cho biết: Những năm qua, chi hội đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và Hội cấp trên tạo điều kiện cho hội viên tham gia nhiều khóa tập huấn, tham quan các mô hình sản xuất để học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế. Ngoài ra, từ nguồn quỹ của chi hội, nhiều gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn đã được vay với số tiền từ 20 triệu đồng trở lên để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Trao đổi với P.V, ông Trần Gioòng-Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Đức Cơ-cho biết: Ở huyện biên giới Đức Cơ, phong trào “CCB gương mẫu” từ lâu đã có sức lan tỏa rộng khắp với sự tham gia của nhiều hội viên người dân tộc thiểu số, trong đó chi hội làng Krêl là một trong những điểm sáng.
 PHẠM NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null