Nhiều giải pháp nâng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tính đến hết tháng 7-2024, toàn tỉnh Gia Lai có 15.005 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 50% kế hoạch đề ra. Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh đang tập trung triển khai nhiều giải pháp để hoàn thành kế hoạch trong thời gian còn lại của năm 2024.

Đa dạng phương pháp tuyên truyền, vận động

Nhờ đổi mới công tác tuyên truyền và linh hoạt triển khai các giải pháp thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, thời gian qua, BHXH huyện Krông Pa đã thu hút thêm nhiều người tham gia BHXH tự nguyện, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, toàn huyện có 572 người tham gia BHXH tự nguyện, trong đó, 83 trường hợp là người dân tộc thiểu số.

Bà Lê Thị Tám là chủ đại lý thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) huyện Krông Pa. Theo bà Tám, đại lý thực hiện 2 hình thức gồm tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp. Nhân viên “đến từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền trực tiếp về những quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện đến người dân, giúp họ hiểu rõ quyền lợi, ý nghĩa thiết thực của BHXH tự nguyện và chủ động tham gia.

BHXH huyện Krông Pa tăng cường tuyên truyền, vận động thu hút người dân tham gia BHXH, BHYT (ảnh đơn vị cung cấp)

BHXH huyện Krông Pa tăng cường tuyên truyền, vận động thu hút người dân tham gia BHXH, BHYT (ảnh đơn vị cung cấp)

Được cán bộ tuyên truyền, tư vấn, chị Kpă H’Lốc (tổ 5, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) hiểu rõ lợi ích của việc đóng BHXH nên đã tự nguyện tham gia. Chị cho hay: “Chính sách BHXH tự nguyện rất ý nghĩa nên cả gia đình tôi đều tham gia với mức đóng 297.000 đồng/người/tháng”.

Ông Nguyễn Văn Hùng-Phó Giám đốc BHXH Krông Pa-nhìn nhận: Để lan tỏa chính sách BHXH tự nguyện, BHXH huyện xác định cần có giải pháp đặc thù thu hút người dân tham gia. Theo đó, BHXH huyện phối hợp với Bưu điện huyện xây dựng 29 đại lý thu BHXH, BHYT uy tín, trực tiếp hỗ trợ người dân tại nhà. Trong đó, chủ yếu là cán bộ hội, đoàn thể và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Bởi hơn ai hết, họ hiểu rõ địa bàn, điều kiện cuộc sống, nếp nghĩ của người dân nên sẽ có cách tuyên truyền, hướng dẫn phù hợp, linh hoạt, hiệu quả đối với từng đối tượng.

Bên cạnh đó, BHXH huyện phối hợp với Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT các xã, thị trấn vận động số cán bộ hoạt động không chuyên trách, lực lượng bảo vệ trật tự cơ sở các thôn, buôn đang hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước gương mẫu tham gia BHXH tự nguyện cho mình và người thân để đảm bảo công tác an sinh xã hội của địa phương và góp phần nâng cao tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn.

Tính đến tháng 8-2024, huyện Kbang có 919/1.518 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 64,49% kế hoạch. Ông Nguyễn Huy Giáp-Giám đốc BHXH huyện-chia sẻ: Đơn vị tham mưu giúp Thường trực Huyện ủy chỉ đạo các cấp ủy triển khai thực hiện công tác BHXH, BHYT; ký kết quy chế phối hợp với các đoàn thể, tổ chức tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT đến các hội viên.

Trong tháng 7, BHXH huyện đã tổ chức hội thi tìm hiểu chế độ chính sách BHXH tự nguyện và BHYT tự đóng cho Hội Liên hiệp phụ nữ 14 xã, thị trấn. Qua hội thi đã phát triển được trên 300 người tham gia BHYT tự đóng và 25 sổ BHXH tự nguyện.

Nâng cao tỷ lệ người tham gia BHXH, BHYT

Giám đốc BHXH huyện Kbang thông tin: Hiện nay, huyện đang rà soát số lượng người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở các xã, thị trấn được hưởng tiền hỗ trợ đóng BHYT và BHXH tự nguyện theo mức do HĐND tỉnh quyết định để có giải pháp vận động tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, đơn vị tiếp tục phối hợp tổ chức hội nghị truyền thông tại các thôn, làng, tổ dân phố để phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự đóng.

Bảo hiểm Xã hội huyện Kbang phối hợp tổ chức hội nghị khách hàng phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình (ảnh đơn vị cung cấp).

Bảo hiểm Xã hội huyện Kbang phối hợp tổ chức hội nghị khách hàng phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình (ảnh đơn vị cung cấp).

Bên cạnh những thuận lợi, công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện gặp một số khó khăn nhất định. Một số tổ chức dịch vụ thu chưa chủ động phối hợp với ban chỉ đạo cấp xã xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT; chưa chú trọng đôn đốc việc gia hạn BHYT, tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện; chưa thường xuyên cập nhật thông tin chính sách mới về BHXH, BHYT.

Một số nhân viên thu bảo hiểm còn hạn chế về kỹ năng, kiến thức trong công tác tuyên truyền, vận động, giải thích chưa đầy đủ quyền và lợi ích của chính sách mang lại dẫn đến sức lan tỏa chính sách BHXH, BHYT đến với người dân chưa cao.

Mặt khác, thời gian đóng BHXH tự nguyện tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí 20 năm là khá dài, trong khi những biến động chưa lường hết dẫn đến người dân có tâm lý e dè, chưa muốn tham gia BHXH tự nguyện.

Trao đổi với P.V, ông Trần Ngọc Tuấn-Phó Giám đốc BHXH tỉnh-cho biết: Nhằm nâng cao tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT đến mọi tầng lớp nhân dân.

Phát huy hơn nữa vai trò của ban chỉ đạo cấp xã; tổ chức dịch vụ thu với cơ quan BHXH tỉnh trong công tác rà soát đối tượng tiềm năng, người hoạt động không chuyên trách tại các thôn, làng, tổ dân phố; lực lượng bảo vệ ở cơ sở; lao động phi chính thức không có hợp đồng lao động tại các trung tâm thương mại, các tiểu thương, cửa hàng, tạp hóa, người tham gia BHXH tự nguyện nhưng đã dừng tham gia; lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp…

Trên cơ sở danh sách đối tượng tiềm năng được thiết lập theo địa bàn xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị truyền thông khách hàng, hội nghị tư vấn nhóm nhỏ, tích cực vận động để duy trì và phát triển tỷ lệ người tham gia bảo hiểm.

Song song đó, kiện toàn, mở rộng tổ chức dịch vụ thu; nhân viên thu; cộng tác viên tại các thôn, làng, tổ dân phố; phát huy vai trò của tổ trưởng tổ dân phố; nhóm trưởng nhóm dân cư làm cộng tác viên, nhân viên thu BHXH, BHYT cho các tổ chức dịch vụ thu; xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng truyền thông, quy định mới về chính sách BHXH, BHYT cho nhân viên thu, cộng tác viên.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.